Khái niệm viên chức là gì? Phân hạng và tuyển dụng ra sao?

Câp nhật: 02/12/2022
  • Người đăng: admin
  • |
  • 1047 lượt xem

Viên chức loại A1, A2 là gì? Phân loại viên chức hạng III là gì? Luật viên chức là gì? Những quy định mới nhất về thi viên chức gồm những gì? Mời học viên theo dõi bài viết sau để nắm rõ thông tin.

Viên chức là gì?

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo hợp đồng làm việc, được bổ nhiệm vào một CDNN, chức vụ quản lý (trừ các chức vụ quy định là công chức). Viên chức là người thực hiện các công việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu về năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các lĩnh vực: giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học, công nghệ, văn hóa, thể dục thể thao, du lịch, lao động thương binh và xã hội, thông tin truyền thông, tài nguyên môi trường, dịch vụ… như bác sĩ, giáo viên, giảng viên đại học…

Hạng viên chức là gì?

Hạng viên chức là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến và nó cũng gắn với CDNN, hạng viên chức là thuật ngữ thể hiện phẩm chất và cấp độ về trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của các chủ thể viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp nhất định.

CDNN được định nghĩa là tên gọi thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của các chủ thể là những viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp; CDNN còn được sử dụng làm căn cứ để nhằm mục đích có thể thực hiện công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.

Chứng chỉ CDNN cũng được coi là chứng từ để nhằm mục đích có thể chứng minh các chủ thể là những viên chức có đủ trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và các chủ thể này đều đáp ứng yêu cầu của từng lĩnh vực nghề nghiệp. Mỗi chủ thể là giáo viên khi tham gia khóa bồi dưỡng tiêu chuẩn CDNN thì đều sẽ được cấp chứng chỉ chức danh giáo viên theo đúng quy định pháp luật hiện hành.

Viên chức là gì?

Xem thêm: Cập nhật các trường được cấp chứng chỉ chuyên viên theo quy định mới

Đặc điểm của viên chức nhà nước là gì?

Đặc điểm của công chức bao được thể hiện qua các yếu tố sau:

Tính chất công việc

Viên chức là những người làm một hoặc nhiều công việc, có tính thường xuyên, liên tục chứ không bao gồm những công việc thời vụ, tạm thời.

Chế độ tuyển dụng

Viên chức phải là người được tuyển dụng theo vị trí việc làm. Căn cứ đầu tiên để tuyển dụng công chức là vị trí việc làm. Tại Điều 20. Luật Viên chức năm 2010 đã quy định cụ thể hơn về chế độ tuyển dụng: “Việc tuyển dụng viên chứcphải được xác định theo nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn CDNN và quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập”.

Nơi làm việc

Viên chức làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập. Đơn vị sự nghiệp công lập được hiểu là tổ chức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thành lập, cung cấp dịch vụ công, phục vụ sự quản lý của nhà nước”. Đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm:

  • Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy và nhân sự.
  • Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy và nhân sự.

Thời gian công tác

Thời giờ làm việc của viên chức được tính từ ngày ký kết hợp đồng lao động và có hiệu lực cho đến khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật về lao động.

Chế độ lao động

Viên chức làm việc theo chế độ hợp đồng lao động và hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Có nghĩa là viên chức và đơn vị sử dụng lao động đã đạt được thỏa thuận về vị trí, tiền lương, chế độ đãi ngộ, quyền và nghĩa vụ của cả hai bên.

Lương của viên chức nhận từ quỹ của Đơn vị sự nghiệp công lập viên chức làm việc. Do đó, mức lương mà công chức nhận được phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa người lao động và người tuyển dụng, ít có sự can thiệp của nhà nước.

Phân loại viên chức ra sao?

Viên chức sẽ được phân loại theo ngạch viên chức, theo trình độ đào tạo hoặc vị trí công tác. Theo trình độ đào tạo viên chức được phân loại thành viên chức loại A, B và C:

  • Viên chức loại A là người được bổ nhiệm vào ngạch có yêu cầu chuẩn là trình độ đại học trở lên;
  • Viên chức loại B là người được bổ nhiệm vào ngạch có yêu cầu chuẩn là trình độ giáo dục nghề nghiệp;
  • Loại C là người được bổ nhiệm vào ngạch có yêu cầu chuẩn là trình độ dưới giáo dục nghề nghiệp.

Dựa vào mức độ phức tạp công việc của CDNN các CDNN thì phân loại viên chức được xếp từ cao xuống thấp với thứ tự như sau:

  • CDNN hạng 1
  • CDNN hạng 2
  • CDNN hạng 3
  • CDNN hạng 4
  • CDNN hạng 5
Đặc điểm của viên chức nhà nước là gì?

Xem thêm: Hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức mới nhất

Tuyển dụng viên chức là gì?

Căn cứ vào yêu cầu công việc, chức trách công việc, tiêu chuẩn CDNN và quỹ tiền lương của tổ chức công lập, viên chức có thể được tuyển dụng theo hai hình thức: thi tuyển hoặc xét tuyển.

Thi viên chức là gì?

Thi tuyển viên chức là hoạt động có kế hoạch, có tổ chức của cơ quan có thẩm quyền sử dụng, quản lý viên chức. Thi tuyển viên chức là hình thức kiểm tra, sát hạch để tuyển dụng những người có năng lực, trình độ, đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng. Khi đơn vị sự nghiệp công lập có chỉ tiêu tuyển dụng viên chức sẽ có kế hoạch tuyển dụng và thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Xét tuyển viên chức là gì?

Theo quy định tại Điều 23 Luật Viên chức năm 2010, việc xét tuyển viên chức dựa vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn CDNN và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập. 

Điều kiện thi tuyển, xét tuyển viên chức là gì?

Dù tuyển dụng theo phương thức nào thì ứng viên cũng phải đáp ứng các yêu cầu đăng ký được quy định tại Điều 22 Luật Viên chức:

  • Có quốc tịch Việt Nam và sinh sống tại Việt Nam;
  • Đủ 18 tuổi trở lên. Đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể thao… tuổi áp dụng có thể dưới 18 tuổi nhưng phải trên 15 tuổi và phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật.
  • Có đơn đăng ký dự tuyển;
  • Có lý lịch rõ ràng;
  • Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có năng lực, kỹ năng phù hợp với công việc;
  • Đủ sức khỏe để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ;
  • Các điều kiện khác đáp ứng yêu cầu công việc do đơn vị sự nghiệp công lập xác định nhưng không thấp hơn tiêu chuẩn chung, không trái pháp luật và không phân biệt hình thức đào tạo.
Tuyển dụng viên chức là gì?

Xem thêm: Cán bộ là gì? Luân chuyển, điều động, biệt phái cán bộ là gì?

Quy trình, thủ tục thi tuyển, xét tuyển viên chức 

Việc tuyển dụng viên chức phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn CDNN và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập.

Thi tuyển viên chức

Vòng 1: Thi kiểm tra kiến thức chung trên máy tính. Khi tổ chức thi trên máy vi tính thì nội dung thi trắc nghiệm không có phần tin học. Trường hợp chưa có điều kiện tổ chức thi trên máy vi tính thì thi trắc nghiệm trên giấy.

Nội dung thi gồm 3 phần:

  • Phần I: Kiến thức chung, 60 câu hỏi hiểu biết về pháp luật với thời gian thi 60 phút;
  • Phần II: Ngoại ngữ, gồm 30 câu hỏi về một trong năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác với thời gian thi 30 phút;
  • Phần III: Tin học, 30 câu hỏi theo yêu cầu của vị trí việc làm. Thời gian thi 30 phút.

Thí sinh được miễn hi ngoại ngữ đối với các trường hợp sau:

  • Tốt nghiệp chuyên môn ngoại ngữ cùng trình độ đào tạo tương đương hoặc cao hơn với trình độ đào tạo chuyên môn nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí dự tuyển;
  • Có bằng tốt nghiệp ở trình độ đào tạo chuyên môn tương đương hoặc cao hơn theo yêu cầu vị trí việc làm dự tuyển học tập ở nước ngoài hoặc học bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam, được cơ quan có thẩm quyền công nhận;
  • Có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số hoặc là người dân tộc thiểu số dự tuyển công tác ở vùng dân tộc thiểu số.

Miễn phần thi tin học đối với thí sinh có bằng tốt nghiệp từ trung cấp trở lên các chuyên ngành liên quan đến tin học, CNTT.

Điểm của vòng 1 được xác định bằng số câu trả lời đúng cho từng phần theo quy định. Thí sinh được dự thi tiếp vòng 2 nếu trả lời đúng từ 50% số câu hỏi trở lên trong mỗi phần của bài thi.

Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành

  • Căn cứ tính chất, đặc điểm, yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng, người có trách nhiệm của cơ quan, đơn vị tuyển dụng quy định một trong ba hình thức thi tuyển sau đây: Phỏng vấn; thực hành; thi viết.
  • Phần thi kiểm tra kiến thức, kỹ năng hoạt động nghề nghiệp người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.
  • Thời gian thi: Phỏng vấn 30 phút (thời gian chuẩn bị của thí sinh trước khi phỏng vấn không quá 15 phút); thi viết 180 phút (không tính thời gian chép đề); thời gian thi thực hành do người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quyết định.
  • Thang chấm điểm (phỏng vấn, thực hành, kiểm tra viết): 100 điểm.
  • Trường hợp cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức có yêu cầu cao hơn về nội dung, hình thức, thời gian thi thì thống nhất ý kiến với Bộ Nội vụ trước khi thực hiện.

Xét tuyển viên chức.

Xét tuyển viên chức được thực hiện theo 2 vòng như sau:

  • Vòng 1: Kiểm tra điều kiện dự tuyển tại Phiếu đăng ký dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm tuyển dụng viên chức, nếu đáp ứng đủ thì thí sinh được tham dự vòng 2.
  • Vòng 2 Được thực hiện thi môn nghiệp vụ chuyên ngành như thi tuyển viên chức.

Mong rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp đã giúp quý học viên nắm được khái niệm như thế nào là viên chức. Cũng như các thông tin về tuyển dụng, thi tuyển viên chức mới nhất. Nếu quý học viên cần giải đáp những thông tin liên quan tới các chứng chỉ chuyên viên, chuyên viên chính vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *