Cách xếp lương khi nâng ngạch công chức, viên chức

Câp nhật: 09/04/2024
  • Người đăng: admin
  • |
  • 7982 lượt xem

Các tính lương, xếp lương công chức, viên chức khi chuyển ngạch được quy tại Thông tư 02/2007/TT-BNV. Cụ thể bao gồm hướng dẫn xếp lương khi:

  • Nâng ngạch công chức, viên chức
  • Chuyển ngạch trong cùng loại công chức, viên chức
  • Chuyển loại công chức, viên chức

Quy định về cách tính bậc lương khi nâng ngạch công chức, viên chức

Thông tư 02/2007/TT-BNV đã đưa ra hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức mới nhất với 03 trường hợp cụ thể như sau:

1/ Bổ nhiệm vào ngạch mới trong cùng nhóm ngạch với ngạch cũ

Nếu sau khi chuyển ngạch chuyên viên chính mà ngạch mới có cùng hệ số bậc lương với ngạch cũ: Thì bậc lương ngạch mới sẽ xếp ngang với bậc lương và phần trăm phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) ở ngạch cũ (kể cả tính thời gian xét nâng bậc lương lần sau hoặc xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có ở ngạch cũ).

2/ Bổ nhiệm vào ngạch mới có hệ số lương cùng bậc cao hơn ngạch cũ

Ví dụ cán bộ, công chức được chuyển từ ngạch thuộc A2.2 sang ngạch thuộc A2.1 thì cách xếp lương ngạch chuyên viên chính sẽ thực hiện theo Khoản 1 Mục II của Thông tư này.

3/ Bổ nhiệm vào ngạch mới có hệ số lương cùng bậc thấp hơn ngạch cũ

Ví dụ cán bộ, công chức được chuyển từ ngạch thuộc A2.1 sang ngạch thuộc A2.2 thì sẽ được xếp lương theo quy định tại Điểm a Khoản 2 của thông tư này, tức là được “xếp ngang bậc lương và % phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) đang hưởng ở ngạch cũ (kể cả tính thời gian xét nâng bậc lương lần sau hoặc xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có ở ngạch cũ) sang ngạch mới” và được hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng hệ số lương (kể cả phụ cấp thâm niên vượt khung, nếu có) đang hưởng ở ngạch cũ.Trong đó, hệ số chênh lệch bảo lưu đã được hướng dẫn tại điểm c Khoản 1 mục II Thông tư như sau:

  • Hệ số chênh lệch bảo lưu được hưởng trong suốt thời gian cán bộ, công chức, viên chức xếp lương ở ngạch mới và được tính tròn số sau dấu phẩy 2 số.
  • Nếu sau đó cán bộ, công chức, viên chức tiếp tục được nâng ngạch hoặc chuyển ngạch khác, hệ số chênh lệch bảo lưu sẽ được cộng vào hệ số lương (kể cả phụ cấp thâm niên vượt khung, nếu có) đang hưởng để xếp lương vào ngạch được bổ nhiệm khi nâng ngạch hoặc chuyển ngạch và dừng hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu này kể từ ngày cán bộ, công chức được hưởng lương ở ngạch mới.

Quy định chuyển xếp lương khi chuyển ngạch trong cùng loại công chức, viên chức

1/ Quy định chuyển ngạch lương trường hợp được bổ nhiệm vào ngạch mới trong cùng nhóm ngạch với ngạch cũ (ngạch cũ và ngạch mới có cùng hệ số bậc lương):

Xếp ngang bậc lương và % phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) đang hưởng ở ngạch cũ (kể cả tính thời gian xét nâng bậc lương lần sau hoặc xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có ở ngạch cũ) sang ngạch mới.

2/ Trường hợp được bổ nhiệm vào ngạch mới có hệ số lương cùng bậc cao hơn ngạch cũ (ví dụ từ ngạch thuộc A2.2 sang ngạch thuộc A2.1):

Thực hiện như cách xếp lương khi nâng ngạch công chức, viên chức hướng dẫn tại hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch công chức, viên chức

3/ Trường hợp được bổ nhiệm vào ngạch mới có hệ số lương cùng bậc thấp hơn ngạch cũ (ví dụ từ ngạch thuộc A2.1 sang ngạch thuộc A2.2):

Thực hiện như cách xếp lương hướng dẫn tại điểm a Khoản 2 này và được hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng hệ số lương (kể cả phụ cấp thâm niên vượt khung, nếu có) đang hưởng ở ngạch cũ. Hệ số chênh lệch bảo lưu này được thực hiện như hướng dẫn tại điểm c Khoản 1 mục II Thông tư 02/2007/TT-BNV.

Quy định về hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch công chức, viên chức

Quy định xếp lương khi chuyển loại công chức, viên chức

Cách tính bậc lương khi chuyển ngạch trong trường hợp công chức, viên chức đủ tiêu chuẩn và điều kiện được cấp có thẩm quyền quyết định chuyển loại công chức, viên chức từ loại A0 sang loại A1; từ loại B, loại C sang loại A (gồm A0 và A1) hoặc từ loại C sang loại B, thì thực hiện như cách xếp lương khi nâng ngạch công chức, viên chức hướng dẫn tại Khoản 1 mục II Thông tư 02/2007/TT-BNV

  • Xếp lương đối với công chức, viên chức đang làm việc và đã có quyết định nâng ngạch, chuyển ngạch, thay đổi ngạch (do được bổ sung hoặc có thay đổi về phân loại công chức, viên chức) từ sau ngày có hướng dẫn chuyển xếp lương cũ sang lương mới theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP đến trước ngày Thông tư 02/2007/TT-BNV có hiệu lực thi hành (trừ các trường hợp quy định tại các Khoản 6, 7, 8 và 10 Mục III Thông tư số 79/2005/TT-BNV:
  • Nếu tính lại theo hướng dẫn tại Thông tư 02/2007 mà được xếp bậc lương, tính thời gian xét nâng bậc lương lần sau hoặc xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) ở ngạch mới có lợi hơn thì được điều chỉnh lại theo hướng dẫn tại Thông tư 02/2007.

Riêng thời gian hưởng bậc lương mới được tính thống nhất kể từ ngày ký quyết định xếp lại bậc lương và không tính truy lĩnh tiền lương, không tính đóng hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế phần chênh lệch giữa kết quả chuyển xếp lại lương theo hướng dẫn tại Thông tư 02 so với quyết định của cơ quan có thẩm quyền từ sau ngày 26/01/2005 đến trước ngày Thông tư 02 có hiệu lực thi hành.

  • Nếu tính lại theo hướng dẫn tại Thông tư 02 mà không có lợi hơn thì không xếp lại lương đối với các trường hợp này.

Chiêu sinh lớp bồi dưỡng chứng chỉ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên, chuyên viên chính, lãnh đạo cấp phòng: Lưu Hồ sơ gốc chính quy – Chứng chỉ chuẩn Bộ Bội Vụ

Liên hệ tư vấn ngay

Trên đây là những thông tin chính về cách xếp lương khi chuyển/nâng ngạch cán bộ, công chức, viên chức, hy vọng sẽ giải đáp được thắc mắc của quý học viên. Mọi thông tin liên quan đến các khóa học chứng chỉ chuyên viên, chuyên viên chính vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *