Ngạch chuyên viên thuế là gì? Tiêu chuẩn, bảng lương

Câp nhật: 05/04/2024
  • Người đăng: admin
  • |
  • 1484 lượt xem

Ngạch chuyên viên thuế là công chức ngạch chuyên viên và tương đương có chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành thuế.

  • Tiêu chuẩn chuyên viên và kiểm tra viên thuế được quy định tại Thông tư 29/2022/TT-BTC
  • Chuyên viên thuế áp dụng Bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước (Bảng 2) ban hành kèm NĐ 204/2004/NĐ-CP

Ngạch chuyên viên thuế là gì?

Ngạch chuyên viên thuế/ kiểm tra viên thuế là công chức ngạch chuyên viên và tương đương có chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành thuế. Kiểm tra viên làm việc ở Cục thuế, Chi cục thuế; trực tiếp thực hiện các công việc của nghiệp vụ quản lý thuế đối với các đối tượng nộp thuế có quy mô vừa, ở mức độ phức tạp trung bình.

Theo quy định tại Thông tư số 29/2022/TT-BTC, chức danh và mã số ngạch công chức chuyên ngành thuế, bao gồm:

  • Kiểm tra viên cao cấp thuế – Mã số ngạch: 06.036
  • Kiểm tra viên chính thuế – Mã số ngạch: 06.037
  • Kiểm tra viên thuế – Mã số ngạch: 06.038
  • Kiểm tra viên trung cấp thuế – Mã số ngạch: 06.039
  • Nhân viên thuế – Mã số ngạch: 06.040
Ngạch chuyên viên thuế là công chức ngạch chuyên viên và tương đương có chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành thuế

Nhiệm vụ của chuyên viên và kiểm tra viên thuế

Chuyên viên thuế có nhiệm vụ tham gia xây dựng các quy định cụ thể để triển khai nhiệm vụ quản lý thu; xây dựng các kế hoạch thu thuế, thu khác, thu nợ thuế, cưỡng chế thuế và kế hoạch công tác tháng, quý, năm theo nhiệm vụ được giao;

Chuyên viên thế sẽ là người tổ chức thực hiện:

  • Hướng dẫn và thụ lý các thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, miễn thuế…
  • Đôn đốc người nộp thuế nộp thuế và các khoản thu khác vào Kho bạc Nhà nước đầy đủ, đúng hạn;
  • Tham gia quản lý thông tin người nộp thuế theo nhiệm vụ được giao;
  • Nắm chắc tình hình, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, ý thức chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế để từ đó xây dựng các biện pháp quản lý kinh doanh hiệu quả theo phạm vi kinh doanh;
  • Phân tích, đánh giá tình hình tài chính, lãi lỗ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của người nộp thuế để đề xuất các biện pháp quản lý, xử lý nợ đọng thuế kịp thời;
  • Đề xuất, cụ thể hóa chính sách, pháp luật thuế phù hợp với điều kiện ngành, địa phương;

Ngoài ra, chuyên viên thuế còn phối hợp với các bộ phận liên quan trong và ngoài đơn vị để hoàn thành công tác quản lý thuế do mình phụ trách; Kiểm tra công tác quản lý và xử lý theo quy định của pháp luật; Tuân thủ sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của công chức chuyên môn cấp trên và hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của công chức chuyên môn cấp dưới;

Tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức

Tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức của chuyên viên và kiểm tra viên thuế được quy định tại Điều 11. Thông tư 29/2022 như sau:

  • Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng; trung thành với Tổ quốc, Đảng và Nhà nước; góp phần bảo vệ lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân.
  • Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công chức ngành thuế; nghiêm túc chấp hành sự phân công nhiệm vụ của cấp trên; tuân thủ pháp luật, kỷ luật, kỷ cương, trật tự hành chính; gương mẫu thực hiện nội quy và quy chế trong cơ quan.
  • Tận tụy, trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan, công tâm; có thái độ đúng mực và xử sự văn hóa trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ, chuẩn mực trong giao tiếp và phục vụ nhân dân;
  • Có lối sống sinh hoạt lành mạnh, khiêm tốn, đoàn kết; cần, kiệm, liêm, chính, ngay thẳng; không lợi dụng việc công để vụ lợi cá nhân; không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
  • Có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất, trình độ, năng lực chuyên môn
Tiêu chuẩn chuyên viên và kiểm tra viên thuế

Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ

  • Nắm vững pháp luật, quy định, hệ thống, chính sách, quy trình quản lý nghiệp vụ trong lĩnh vực thuế có liên quan đến công việc được giao;
  • Nắm được những vấn đề cơ bản về chiến lược phát triển, kế hoạch cải cách hành chính của Chính phủ, cơ quan thuế và các chính sách kinh tế, tài chính có liên quan;
  • Nắm chắc quy trình xây dựng kế hoạch, chương trình, quyết định cụ thể, am hiểu lĩnh vực được phân công phụ trách; có kỹ năng soạn thảo văn bản và thuyết trình về các vấn đề được phân công nghiên cứu, phụ trách; sử dụng thành thạo các công cụ như máy tính, phần mềm quản lý thuế và các công cụ khác;
  • Nắm vững kiến ​​thức cơ bản về kế toán doanh nghiệp, kế toán thuế, phân tích tài chính doanh nghiệp, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của người nộp thuế và nâng cao hiệu quả công việc. thu thuế;
  • Trình độ chuyên môn, kiến ​​thức chuyên sâu bảo đảm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quản lý thuế; khả năng lập kế hoạch công việc và tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao; kỹ năng soạn thảo văn bản nghiệp vụ thuế; kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá, kiểm tra nhiệm vụ được giao; khả năng để đọc và phân tích báo cáo tài chính của công ty;
  • Có trình độ tin học cơ bản và khả năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số theo nhu cầu công việc.

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo bồi dưỡng

Chuyên viên thuế cần có:

Đối với công chức thi nâng ngạch kiểm tra viên thuế, ngoài các tiêu chuẩn trên, công chức phải đang giữ ngạch kiểm tra viên trung cấp thuế, có thời gian giữ ngạch kiểm tra viên trung cấp thuế hoặc tương đương từ 03 năm trở lên (không tính thời gian tập sự, thử việc), trong đó phải có tối thiểu 01 năm liên tục giữ ngạch kiểm tra viên trung cấp thuế tính đến hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi.

Chiêu sinh khóa bồi dưỡng chứng chỉ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chuẩn Bộ Nội Vụ

Liên hệ tư vấn ngay

 

Quy định về bảng lương ngạch chuyên viên và kiểm tra viên thuế

Tại điều 24, Thông tư 29/2022, công chức chuyên ngành thuế được áp dụng Bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước (Bảng 2) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP.

Ngạch kiểm tra viên thuế (mã số 06.038) được áp dụng hệ số lương công chức loại A1, hưởng hệ số lương 2,34 – 4,98;

Ngạch chuyên viên thuế Hệ số Mức lương
Bậc 1 2.34 3.487
Bậc 2 2.67 3.978
Bậc 3 3.00 4.470
Bậc 4 3.33 4.962
Bậc 5 3.66 5.453
Bậc 6 3.99 5.945
Bậc 7 4.32 6.437
Bậc 8 4.65 6.929
Bậc 9 4.98 7.420

Hy vọng bài viết đã giúp anh/ chị học viên hiểu được ngạch chuyên viên thuế là gì và cách tính lương với ngạch này. Anh/ chị học viên có thắc mắc về các ngạch công chức và quan tâm các khóa bồi dưỡng quản lý nhà nước vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *