Mua chứng chỉ chuyên viên và hậu quả khi dùng bằng giả
Các dịch vụ mua bán chứng chỉ chuyên viên đều là hình thức cấp bằng trái quy định. Người mua sẽ phải chịu nhiều hậu quả khi dùng chứng chỉ giả:
- Bị lừa đảo tài chính
- Ảnh hưởng uy tín cá nhân
- Bị xử phạt hành chính
- Buộc thôi việc – mất việc
Nhu cầu mua chứng chỉ chuyên viên
Chứng chỉ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên là văn bằng mang tính bắt buộc đối với công chức, viên chức để được xét thăng hạng, nâng lương, bổ nhiệm. Sở hữu chứng chỉ giúp học viên thể hiện bản thân đã được trang bị, cập nhật và chuẩn hóa kiến thức theo quy định chung của Bộ Nội vụ. Do đó, nhu cầu tham gia các lớp bồi dưỡng và sở hữu chứng chỉ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên là rất lớn.
Một đặc điểm chung của nhóm đối tượng công chức, viên chức sử dụng chứng chỉ ngạch chuyên viên là không có nhiều thời gian để học, bồi dưỡng kiến thức dẫn đến tâm lý ngại học ngại thi. Lợi dụng nhu cầu cần chứng chỉ chuyên viên, cùng với tâm lý chung, nhiều cá nhân, tổ chức đã cung cấp các dịch vụ làm chứng chỉ chuyên viên nhằm trục lợi cá nhân.
Đã có rất nhiều đối tượng học viên “mắc bẫy” những dịch vụ mua bán này và nhận nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng tới công việc.
Dịch vụ làm chứng chỉ chuyên viên quản lý nhà nước
Khi gõ cụm từ “mua chứng chỉ chuyên viên”, “làm chứng chỉ ngạch chuyên viên cấp tốc”…trên các công cụ tìm kiếm, học viên sẽ nhận về hàng ngàn kết quả hiển thị về dịch vụ mua bán chứng chỉ.
Những dịch vụ này thường được quảng cáo với những lợi ích, ưu điểm đánh trúng vào tâm lý ngại học, cần chứng chỉ gấp của người cần như:
- Không cần học, không cần thi
- Nhận chứng chỉ sau 1-3 ngày
- Chỉ cần cung cấp thông tin là có chứng chỉ nhanh chóng
- Bao công chứng toàn quốc, chứng chỉ chuẩn Bộ Nội vụ
Ngoài cách thức hoạt động công khai trên, các cá nhân, tổ chức làm chứng chỉ còn hoạt động tinh vi trong các nhóm thông tin về thi tuyển công chức, tuyển dụng giáo viên… Khi có người mua tương tác, đăng bài trong các hội nhóm, các đối tượng này sẽ liên hệ nhắn tin riêng để mời chào dịch vụ.
Giá của các chứng chỉ chuyên viên này rất đa dạng, có thể tùy theo những lời “quảng cáo” mà giá sẽ dao động từ vài triệu cho đến hàng chục triệu đồng. Tuy nhiên, có thể khẳng định các chứng chỉ này chỉ là giả, được làm nhái, in lại tinh vi nhằm đánh lừa học viên.
Mua chứng chỉ chuyên viên có hậu quả gì?
Các chứng chỉ quản lý nhà nước nói chung và chứng chỉ chuyên viên nói riêng đều được Bộ Nội vụ quy định rất nghiêm ngặt trong quy trình tổ chức, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ. Do đó hoàn toàn không có khả năng các tổ chức, cá nhân làm chứng chỉ có thể tác động vào quy trình cấp chứng chỉ.
Hành vi mua, bán chứng chỉ chuyên viên là vi phạm pháp luật. Việc sử dụng chứng chỉ chuyên viên giả có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng mà người mua khó lường trước. Cụ thể như sau:
- Bị lừa đảo tài chính: Hầu hết các tổ chức, đối tượng làm chứng chỉ đều bảo mật thông tin cá nhân và yêu cầu người mua phải cọc trước (hoặc thanh toán toàn bộ) chi phí làm chứng chỉ. Tuy nhiên khi người mua chuyển khoản, thanh toán tiền thì không thể liên lạc được với các tổ chức, đối tượng này nữa. Việc tố giác hành vi lừa đảo cũng rất khó bởi mua bán chứng chỉ đã là vi phạm pháp luật.
- Ảnh hưởng uy tín cá nhân: Không khó để các đơn vị, tổ chức kiểm tra phân biệt chứng chỉ giả. Khi bị phát hiện, người sử dụng chứng sẽ làm mất uy tín cá nhân, hồ sơ cá nhân cũng được chia sẻ tới các đơn vị khác. Việc này sẽ khiến người mua khó có thể phát triển cũng như thăng tiến trong sự nghiệp.
- Bị xử phạt hành chính: Khoản 2, 3, Điều 16 Nghị định 138/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với việc mua bán chứng chỉ giả có nêu rõ: “Người có hành vi sử dụng chứng chỉ giả hoặc sử dụng chứng chỉ đã qua chỉnh sửa, tẩy xóa sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 – 8.000.000đ; Người có hành vi mua bán, sử dụng chứng chỉ giả sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 – 20.000.000đ.”
- Buộc thôi việc – Mất việc: Điểm a, Khoản 1 điều 13 và khoản 2 điều 14 NĐ 34/2011/NĐ-CP Quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức: “Cách chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo nếu có hành vi sử dụng chứng chỉ, văn bằng không hợp pháp để bổ nhiệm chức vụ”.
Điều 12 khoản 2 Nghị định này cũng đề cập tới hình thức buộc thôi việc khi sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Hy vọng với những thông tin mà bài viết cung cấp, quý học viên đã có cái nhìn khách quan về dịch vụ mua chứng chỉ chuyên viên. Giải pháp tối ưu và an toàn nhất đó chính là học thật, thi thật để nhận chứng chỉ chuẩn. Mọi thắc mắc về chứng chỉ chuyên viên, quý học viên vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ!
Chiêu sinh khóa bồi dưỡng chứng chỉ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chuẩn Bộ Nội Vụ