Chuyên viên là gì? Điều kiện bổ nhiệm, hệ số lương

Câp nhật: 08/04/2024
  • Người đăng: admin
  • |
  • 2689 lượt xem

Chuyên viên là một ngạch công chức trong hệ thống hành chính nhà nước Việt Nam.

  • Nhiệm vụ, điều kiện bổ ngạch chuyên viên được quy định tại Thông tư số 02/2021/TT-BNV,  bổ sung bởi TT 06/2022/TT-BNV
  • Điều kiện thi nâng ngạch chuyên viên được quy định tại Nghị định số 138/2020/NĐ-CP và Thông tư số 02/2021/TT-BNV
  • Ngạch lương chuyên viên áp dụng bảng lương tương ứng ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP.

Chuyên viên là gì?

Chuyên viên là một ngạch công chức trong hệ thống hành chính nhà nước Việt Nam, được quy định tại Nghị định số 136/2020/NĐ-CP. Ngạch chuyên viên có mã ngạch là 01.003.

Theo quy định, chuyên viên là ngạch công chức hành chính xếp cho những người có trình độ cao đẳng, đại học trở lên. Nhiệm vụ của chuyên viên là giúp cho việc tổ chức quản lý bộ máy nhà nước ở lĩnh vực cụ thể theo chức năng, nhiệm vụ của mình.

Nhiệm vụ của ngạch chuyên viên và tương đương được Bộ Nội vụ quy định rõ ràng tại Khoản 2. Điều 7 TT 02/2021/TT-BNV và được sửa đổi, bổ sung bởi TT 06/2022/TT-BNV như sau:

  • Xây dựng kế hoạch, phương án chung và các quy định cụ thể để thực hiện các nhiệm vụ quản lý quốc gia thuộc ngành, lĩnh vực; tham gia xây dựng cơ chế, quyết định cụ thể nhiều nội dung quản lý phù hợp với tình hình thực tế phù hợp với quy định của pháp luật;
  • Nghiên cứu và tham mưu các giải pháp, đề xuất, trình cấp có thẩm quyền quyết định giải quyết các công việc cụ thể; phối hợp với đồng nghiệp thực hiện các công việc đúng thẩm quyền, trách nhiệm được giao;
  • Kiểm tra, giám sát, đôn đốc và đề xuất các biện pháp thực hiện các quy định hoặc quyết định quản lý đạt hiệu quả;
  • Trực tiếp thực thi công vụ và các nhiệm vụ khác được cấp trên giao.
Nhiệm vụ của chuyên viên là gì?

Ngạch chuyên viên và tương đương là gì?

Ngạch chuyên viên và tương đương là công chức, nghiệp vụ tại các cơ quan, tổ chức nhà nước và các đơn vị sự nghiệp, thực hiện các công việc mang tính chuyên môn cao tương đương với chuyên viên.

Ngạch chuyên viên và tương đương sẽ có mã ngạch khác với ngạch chuyên viên nhưng được xếp chung một nhóm công chức loại A1. Nguyên tắc xếp lương, hưởng lương, tính lương giống như ngạch chuyên viên. Học viên có thể tham khảo mã ngạch chuyên viên và tương đương được tổng hợp trong bảng sau:

Ngạch Mô tả chuyên ngành Mã số
Chuyên viên Chuyên ngành hành chính (trong cơ quan, tổ chức hành chính) 01.003
Thanh tra viên Chuyên ngành thanh tra 04.025
Kế toán viên Kế toán tại cơ quan, tổ chức có sử dụng kinh phí NSNN 06.031
Kiểm tra viên thuế Ngành Thuế 06.038
Kiểm tra viên hải quan Ngành Hải Quan 08.051
Kỹ thuật viên bảo quản Ngành dự trữ quốc gia 19.221
Kiểm soát viên ngân hàng Ngành Ngân hàng 07.046
Kiểm toán viên Ngành Kiểm toán NN 06.043
Chấp hành viên sơ cấp Ngành Thi hành án dân sự 03.301
Thẩm tra viên 03.232
Thư ký thi hành án 03.302
Kiểm soát viên thị trường Ngành Quản lý thị trường 21.189
Kiểm dịch viên động vật Ngành Nông nghiệp 09.316
Kiểm dịch viên thực vật 09.319
Kiểm soát viên đê điều 11.082
Kiểm lâm viên 10.226
Kiểm ngư viên 25.310
Thuyền viên kiểm ngư 25.313
Văn thư Ngành văn thư 02.007

Điều kiện bổ nhiệm ngạch chuyên viên

Để thăng tiến lên vị trí cao hơn, công chức cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Các điều kiện chung để được dự thi nâng ngạch chuyên viên hoặc tương đương bao gồm:

  • Có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nắm vững và hiểu sâu sắc đường lối, chính sách của Đảng; trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ lợi ích của quê hương và con người;
  • Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của công chức do pháp luật quy định; tận tâm thực hiện nhiệm vụ do cấp trên giao; chấp hành pháp luật và giữ gìn kỷ luật, kỷ cương, trật tự hành chính; thể hiện việc thực hiện nội quy, quy chế của cơ quan;
  • Trách nhiệm, liêm chính, trung thực, khách quan, công bằng, gương mẫu trong thực thi công vụ, tác phong lịch sự, có văn hóa và các chuẩn mực trong giao tiếp, phục vụ nhân dân;
  • Có lối sống và sinh hoạt lành mạnh, khiêm tốn, đoàn kết; cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; không lợi dụng công vụ để tư lợi; không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực;
  • Có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất, trình độ, năng lực.

Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

  • Nắm vững nguyên tắc, chính sách của Đảng, điều lệ ngành, quy tắc lĩnh vực công tác, mục tiêu và đối tượng quản lý, hệ thống nguyên tắc, cơ chế quản lý nghiệp vụ thuộc phạm vi công tác;
  • Có năng lực tham gia xây dựng, hướng dẫn hệ thống quản lý quốc gia, chính sách, quy định của ngành, lĩnh vực, địa phương; có khả năng tham gia nghiên cứu quản lý, xử lý thông tin quản lý;
  • Có khả năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm; có kỹ năng soạn thảo văn bản và đặt câu hỏi để tham mưu, tư vấn;
  • Theo yêu cầu công việc, công chức vùng dân tộc thiểu số phải có trình độ tin học cơ bản và sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số.

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

  • Tốt nghiệp đại học với ngành, chuyên ngành đào tạo phù hợp với ngành, lĩnh vực công tác.
  • Có chứng chỉ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên và tương đương.
Chuyên viên cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định để được bổ nhiệm

Điều kiện thi ngạch chuyên viên

Điều kiện thi nâng ngạch chuyên viên được quy định tại Nghị định số 138/2020/NĐ-CPThông tư số 02/2021/TT-BNV. Công chức dự thi nâng ngạch chuyên viên phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện sau:

  • Khi đơn vị sử dụng công chức có nhu cầu tuyển dụng.
  • Công chức được đánh giá, xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trong năm liền kề trước đó; Có đạo đức, phẩm chất chính trị tốt; Không trong thời gian thi hành kỷ luật hoặc thực hiện xử lý kỷ luật tại cơ quan có thẩm quyền.
  • Đang giữ ngạch cán sự và có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đảm nhận vị trí việc làm tương ứng ngạch chuyên viên.
  • Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ theo tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng của ngạch chuyên viên quy định tại Thông tư 02/2021.
  • Có thời gian giữ ngạch cán sự hoặc tương đương tối thiểu 3 năm (không tính thời gian tập sự, thử việc), trong đó thời gian giữ ngạch cán sự tối thiểu 1 năm, tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch.

Cách tính thời gian giữ ngạch chuyên viên

Dựa trên những thông tin về điều kiện thi nâng ngạch chuyên viên và tương đương, thời gian giữ ngạch được tính từ khi có quyết định của cơ quan thẩm quyền bổ nhiệm vào ngạch hoặc được tính từ thời gian công chức ký hợp đồng lao động với vị trí ngạch đó.

Đăng ký nhận thông tin cập nhật mới nhất về chương trình bồi dưỡng chứng chỉ ngạch chuyên viên

ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN

 

Cách tính bậc lương ngạch chuyên viên

Ngạch lương chuyên viên có quy tắc xếp lương được quy định tại Thông tư 02/2021/TT-BNV và áp dụng bảng lương tương ứng ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP.

  • Việc bổ nhiệm và xếp lương vào các ngạch chuyên viên chuyên ngành hành chính, công chức chuyên ngành văn thư quy định tại Thông tư 02/2021 phải căn cứ vào vị trí việc làm, chức trách, nhiệm vụ và nghiệp vụ chuyên môn đảm nhận của công chức.
  • Khi bổ nhiệm vào các ngạch công chức chuyên ngành hành chính, công chức chuyên ngành văn thư tương ứng không được kết hợp nâng bậc lương hoặc nâng ngạch công chức.
  • Căn cứ Điều 14 của Thông tư 02/2021, các ngạch công chức chuyên ngành hành chính,cụ thể như ngạch chuyên viên và tương đương sẽ được xếp lương theo bảng 2 – bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ với cán bộ, công chức ban hành kèm Nghị định 204/2004/NĐ-CP.

Hệ số lương ngạch chuyên viên

Ngạch chuyên viên sẽ được áp dụng lương công chức loại A1 từ hệ số lương 2,34 – 4,98 (09 bậc lương), tính từ người mới bắt đầu chính thức được tham gia vào ngạch chuyên viên sẽ được hệ số lương là 2,34.

Theo thâm niên, lương chuyên viên tăng dần lên 4,98 tùy theo năng lực và yêu cầu của đơn vị để có thể đề xuất được tham gia thi nâng ngạch chuyên viên. Cụ thể:

Bậc Hệ số lương Mức lương thực hiện
Bậc 1 2.34 678.6
Bậc 2 2.67 774.3
Bậc 3 3.0 870.0
Bậc 4 3.33 965.7
Bậc 5 3.66 1,061.4
Bậc 6 3.99 1,157.1
Bậc 7 4.32 1,252.8
Bậc 8 4.65 1,348.5
Bậc 9 4.98 1,444.2

Hy vọng bài viết đã giúp học viên nắm được các thông tin về chế độ chuyên viên là gì và cách tính lương của chức danh  chuyên viên. Để đăng ký lớp đào tạo cấp chứng chỉ chuyên viên tại uy tín Hà Nội, hãy để lại thông tin để được tư vấn hỗ trợ!

Chiêu sinh khóa bồi dưỡng chứng chỉ chuyên viên chuẩn Bộ Nội Vụ

Lưu hồ sơ gốc – Công chứng toàn quốc

Liên hệ tư vấn ngay

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *