Chuyên viên cao cấp là gì? Tiêu chuẩn, điều kiện, bậc lương

Câp nhật: 09/04/2024
  • Người đăng: Phong Tuyen Sinh
  • |
  • 1605 lượt xem

Chuyên viên cao cấp là công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao nhất trong ngành nghề, lĩnh vực thuộc hệ thống quản lý nhà nước.

  • Chuyên viên cao cấp có mã ngạch 01.001
  • Có điều kiện, tiêu chuẩn bổ nhiệm được quy định tại Thông tư 02/2021/TT-BNV
  • Chuyên viên cao cấp áp dụng bảng lương công chức loại A3, nhóm 1 (A3.1)

Chuyên viên cao cấp là gì?

Chuyên viên cao cấp là công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao nhất trong ngành nghề, lĩnh vực thuộc hệ thống quản lý nhà nước, hỗ trợ người lãnh đạo có thể chỉ đạo trong lĩnh vực quản lý.

Mã ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương gồm những gì?

Ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương là các ngạch công chức có yêu cầu về trình độ chuyên môn tương đương tự yêu cầu trình độ mã ngạch chuyên viên cao cấp. Ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương sẽ được xếp lương công chức nhóm A3 và có mã ngạch như sau:

Chuyên viên cao cấp 01.001
Thanh tra viên cao cấp 04.023
Kế toán viên cao cấp 06.029
Kiểm tra viên cao cấp thuế 06.036
Kiểm tra viên cao cấp hải quan 08.049
Kiểm soát viên cao cấp ngân hàng 07.044
Kiểm toán viên cao cấp 06.041
Chấp hành viên cao cấp 03.299
Thẩm tra viên cao cấp 03.230
Kiểm soát viên cao cấp thị trường 21.187

Tiêu chuẩn bổ nhiệm ngạch chuyên viên cao cấp

Các quy định về chức trách, nhiệm vụ, tiêu chuẩn ngạch chuyên viên cao cấp được quy định tại Điều 5. Chương II. TT 02/2021 như sau:

Tiêu chuẩn chung về chuyên môn nghiệp vụ

  • Nắm vững nguyên tắc, đường lối của Đảng, pháp luật, định hướng phát triển, chiến lược, chính sách của ngành, lĩnh vực công tác; nắm vững hệ thống chính trị, hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước, hệ thống công chức, viên chức, nắm vững kiến ​​thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý các sở, lĩnh vực;
  • Có khả năng nghiên cứu, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, dự án, chương trình hành động; khả năng tham mưu về quy hoạch chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phù hợp với ngành, lĩnh vực hoặc chuyên môn của địa phương mà mình công tác;
  • Có khả năng phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và đề xuất giải pháp hoàn thiện hoặc giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra trong phạm vi quản lý ngành, lĩnh vực, địa phương;
  • Nắm chắc tình hình, xu hướng phát triển của ngành, lĩnh vực trong và ngoài nước; có khả năng tổ chức nghiên cứu quản lý và xử lý thông tin quản lý;
  • Có kỹ năng soạn thảo, thuyết trình, bảo vệ, xây dựng và thực hiện các đề án, dự án, chương trình liên quan đến quản lý nhà nước của ngành, lĩnh vực, địa phương mình công tác;
  • Có khả năng tổ chức, chỉ đạo việc ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ để cải tiến, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác ở sở, ngành, địa phương;
  • Công chức vùng dân tộc thiểu số phải có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và điều kiện sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu công việc

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

  • Có bằng tốt nghiệp đại học ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với ngành, lĩnh vực công tác;
  • Tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc bằng cao cấp lý luận chính trị – hành chính hoặc giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị tương đương cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền;
  • Có chứng chỉ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị – hành chính.
Mã ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương gồm những gì?

Điều kiện thi chuyên viên cao cấp

Để trở thành chuyên viên cao cấp, công chức phải trải qua giai đoạn thi nâng ngạch chuyên viên cao cấp, tức là thăng tiến từ một chuyên viên bình thường để lên thành chuyên viên cao cấp.

Ngoài những quy định về nhóm đối tượng được phép đăng ký dự thi nâng ngạch chuyên viên cao cấp, cán bộ, công chức cần đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn thi chuyên viên cao cấp về đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ và các tiêu chuẩn về bằng cấp chứng chỉ như sau:

  • Hoàn thành tốt nhiệm vụ năm trước được đánh giá, xếp loại. Tư cách đạo đức tốt, không đang trong thời gian bị kỷ luật hoặc xử lý kỷ luật của cơ quan có thẩm quyền.
  • Giữ ngạch chuyên viên chính (mã số 01.002) và có năng lực, trình độ chuyên môn đảm bảo tương ứng với vị trí chuyên viên cao cấp. Trong thời gian giữ ngạch chuyên viên chính và tương đương đã chủ trì xây dựng, thẩm định ít nhất 02 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, cấp ban, cấp ngành hoặc cấp tỉnh mà cơ quan sử dụng công chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu
  • Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về tiêu chuẩn chuyên viên cao cấp trong chuyên môn, nghiệp vụ đối với các chứng chỉ, văn bằng, đề tài, đề án ngạch chuyên viên cao cấp theo quy định trong Thông tư 02/2021/TT-BNV.
  • Công chức đủ điều kiện được miễn chứng chỉ chuyên môn ngoại ngữ, tin học phải có xác nhận của người phụ trách cơ quan sử dụng.
  • Có ít nhất 06 năm giữ ngạch chuyên viên và tương đương. Trong đó thời gian giữ ngạch chuyên viên chính ít nhất là 12 tháng, kể từ thời điểm hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch.
Tiêu chuẩn bổ nhiệm ngạch chuyên viên cao cấp

Đăng ký cập nhật các quy định mới nhất về bồi dưỡng chứng chỉ ngạch chuyên viên chính của Bộ Nội Vụ

ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN

 

Cách tính bậc lương chuyên viên cao cấp

Hệ số lương của chuyên viên được quy định theo Điều 14 Thông tư 02/2021/TT-BNV như sau: Ngạch chuyên viên cao cấp áp dụng Bảng 2 (Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước) ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

Cụ thể Ngạch Chuyên viên cao cấp (mã số 01.001) áp dụng bảng lương công chức loại A3, nhóm 1 (A3.1), từ hệ số lương 6,20 – 8,00;

Hệ số lương chuyên viên cao cấp

Nguyên tắc xếp lương các ngạch chuyên viên cao cấp phải căn cứ vào vị trí việc làm, chức trách, nhiệm vụ và nghiệp vụ chuyên môn đảm nhận của ngạch chuyên viên cao cấp.

Theo Nghị định 204 năm 2004 cùng các văn bản sửa đổi, bổ sung, lương của chuyên viên Nhà nước được tính theo công thức sau:

Mức lương = Hệ số x mức lương cơ sở

Mức lương cơ sở năm 2021 nhà nước quy định là 1.490.000 đồng/tháng. Theo công thức trên, ta có thể tính bậc lương như bảng lương chuyên viên cao cấp như sau:

Nhóm ngạch Hệ số lương Mức lương
Bậc 1 6,2 9,238
Bậc 2 6,56 9,774
Bậc 3 6,92 10,311
Bậc 4 7,28 10,847
Bậc 5 7,64 11,384
Bậc 6 8 11,920

Việc chuyển xếp lương đối với công chức từ các ngạch công chức chuyên ngành hiện giữ sang ngạch công chức chuyên ngành hành chính quy định tại Thông tư 02 được thực hiện theo hướng dẫn ở khoản 2 Mục II TT 02/2007/TT-BNV.

Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp học viên có cái nhìn đầy đủ hơn về chuyên viên cao cấp. Mọi thắc mắc cần giải đáp, học viên vui lòng để lại thông tin để được hỗ trợ!

Chiêu sinh lớp bồi dưỡng chứng chỉ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính chuẩn Bộ Bội Vụ

Liên hệ tư vấn ngay

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *