Kiến thức kỹ năng tham mưu, lập kế hoạch của lãnh đạo cấp phòng

Câp nhật: 29/10/2022
  • Người đăng: admin
  • |
  • 639 lượt xem

Kỹ năng tham mưu của lãnh đạo cấp phòng là gì? Kiến thức và kỹ năng lãnh đạo cấp phòng gồm những gì? Mời bạn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Các yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo, quản lý của lãnh đạo cấp phòng

Năng lực lãnh đạo, quản lý của lãnh đạo cấp phòng là sự tổng hợp kiến thức, kỹ năng và phẩm chất, thái độ/ trách nhiệm mà một lãnh đạo cấp phòng cần có trong hoạt động lãnh đạo, quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Cụ thể Các yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo, quản lý của lãnh đạo cấp phòng bao gồm:

  • Kiến thức lãnh đạo, quản lý: Là tổng thể tri thức, hiểu biết mà một người lĩnh hội, tích lũy qua trải nghiệm hoặc học hỏi và có khả năng vận dụng vào công việc lãnh đạo, quản lý của mình.
  • Kỹ năng lãnh đạo, quản lý: Đây chính là năng lực thực hiện các công việc, biến kiến thức thành hành động. Kỹ năng lãnh đạo, quản lý thể hiện sự thành thạo của mỗi người khi vận dụng sự hiểu biết về lãnh đạo, quản lý trong thực tế điều hành nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.
  • Thái độ, trách nhiệm lãnh đạo, quản lý: Là những biểu hiện, cử chỉ, lời nói, việc làm, sự quan tâm, trách nhiệm xuất phát từ nhận thức, suy nghĩ, tình cảm đối với chức trách nhiệm vụ được giao.
  • Năng lực lãnh đạo, quản lý cần thiết của lãnh đạo cấp phòng: Một số năng lực lãnh đạo, quản lý cần thiết của lãnh đạo cấp phòng, bao gồm:
    • Có khả năng nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, thẩm định, dự báo; đồng thời có khả năng nắm bắt, phát hiện những vấn đề mới có liên quan đến lĩnh vực, nhiệm vụ được phân công, lĩnh vực chuyên môn phụ trách;
    • Có năng lực cụ thể hóa chủ trương của cấp trên thành kế hoạch, biện pháp thực hiện tại cơ quan, đơn vị;
    • Có khả năng tổ chức thực hiện việc kiểm tra, sơ kết, tổng kết thực tiễn để rút kinh nghiệm chỉ đạo. Có khả năng chủ trì, kết luận các cuộc họp có nội dung liên quan đến lĩnh vực, vị trí công tác được phân công; tổ chức thực hiện đúng, có hiệu quả các chủ trương, quyết định của cấp trên, của tập thể lãnh đạo;
    • Có khả năng tham mưu đề xuất với lãnh đạo cấp trên về công tác chuyên môn; khả năng tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, các chương trình, đề án, dự án, kế hoạch… trong phạm vi, lĩnh vực được phân công;
    • Có uy tín, khả năng tập hợp đoàn kết, quy tụ công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị; biết phát huy dân chủ và phát huy sức mạnh tập thể để xây dựng cơ quan, đơn vị đạt danh hiệu tiên tiến, trong sạch, vững mạnh. Có khả năng bao quát hoạt động của đơn vị, phân công, phân nhiệm công việc cho công chức, viên chức và người lao động phù hợp với vị trí việc làm và yêu cầu nhiệm vụ.
Kiến thức và kỹ năng lãnh đạo cấp phòng gồm những gì?

Các kỹ năng lãnh đạo quản lý cấp phòng cần có

Có thể thấy, kỹ năng lãnh đạo quản lý cấp phòng là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện năng lực lãnh đạo của người quản lý. Dưới đây là tổng hợp một số kỹ năng cần có của lãnh đạo cấp phòng, mời quý học viên cùng theo dõi.

Kỹ năng tham mưu của lãnh đạo cấp phòng

Tham mưu được coi là một mảng hoạt động quan trọng của người lãnh đạo, quản lý cấp phòng. Kỹ năng tham mưu sẽ tham gia vào quá trình lãnh đạo của quản lý theo thẩm quyền. Công tác tham mưu của lãnh đạo cấp phòng là việc đề xuất các phương án, triển khai kế hoạch nhằm giúp lãnh đạo cơ quan hoàn thành nhiệm vụ cấp phòng và mục tiêu chung.

  • Đây là cơ sở pháp lý giúp bao quát sự cố và xử lý kịp thời.
  • Tham khảo ý kiến, đề xuất và góp ý với cấp trên.
  • Tham mưu, hỗ trợ các hoạt động điều hành, quản lý của lãnh đạo cơ quan nhằm mang lại hiệu quả công việc tối ưu.

Nội dung công tác tham mưu của lãnh đạo cấp phòng

  • Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, đơn vị; kiến ​​nghị việc kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy của các cơ quan, tổ chức, đơn vị.
  • Tham mưu về việc hội nhập và phát triển nguồn nhân lực trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
  • Tham mưu xây dựng các phương án, kế hoạch của cơ quan, đơn vị và giám sát việc thực hiện kế hoạch công tác của cơ quan.
  • Tham mưu cho lãnh đạo các cơ quan, đơn vị ban hành văn bản hướng dẫn nghiệp vụ, đôn đốc các bộ phận thực hiện đúng kế hoạch đã lập ra.
  • Thiết lập cơ chế quản lý vận hành và phản hồi thông tin giữa các cấp quản lý; nghiên cứu, phát triển và cải tiến các quy trình, thủ tục và hình thức quản lý nội bộ;
  • Tư vấn xây dựng nội quy lao động, quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế văn hóa công sở, nội quy cơ quan…
  • Tham mưu về kết quả kiểm tra, đánh giá, phát hiện và xử lý; tham mưu xây dựng kế hoạch, kiểm tra, kiểm soát hoạt động của cơ quan, đơn vị.
  • Kiến nghị về việc củng cố và phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị và phương thức làm việc của các cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Các kỹ năng lãnh đạo quản lý cấp phòng cần có

Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức thực hiện của lãnh đạo cấp phòng

Lập kế hoạch là hành động ra quyết định cụ thể xác định một mục tiêu cụ thể trong tương lai. Vì thế, kỹ năng lập kế hoạch của lãnh đạo cấp phòng là một trong những kỹ năng cực kỳ quan trọng. Lập kế hoạch bắt đầu với việc xác định các mục tiêu, chiến lược, chính sách và một kế hoạch thực hiện chi tiết …

Việc lập kế hoạch giúp thể hiện phương hướng hoạt động trong tương lai. Giúp các bộ phận, cá nhân trong cùng đơn vị phối hợp hài hòa với nhau. Giảm tải sự bất ổn, lường trước được những rủi ro, giảm chồng chéo và lãng phí nguồn lực khi triển khai. Thiết lập tiêu chuẩn để kiểm tra và thực hiện.

Các bước để lập kế hoạch bao gồm

  • B1: Phân tích bối cảnh
  • B2: Lập mục tiêu cụ thể
  • B3: Xây dựng phương án, giải pháp
  • B4: Đánh giá, điều chỉnh và chốt phương án thực hiện kế hoạch
  • B5: Ra bản kế hoạch chi tiết
Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức thực hiện của lãnh đạo cấp phòng

Kỹ năng triển khai công việc của lãnh đạo cấp phòng

Để có thể thực hiện công việc trong bản kế hoạch một cách thuận lợi và đạt mục tiêu theo đúng dự kiến, lãnh đạo cấp phòng cần nắm vững các kỹ năng sau đây:

Kỹ năng phân công công việc: Lãnh đạo cấp phòng cần có kỹ năng phân công công việc cho từng thành viên trong bộ phận. Mỗi người sẽ có thế mạnh riêng của họ. Các nhà lãnh đạo cần nhìn nhận đúng để giao đúng trách nhiệm để nhân sự phát huy được lợi thế.

Kỹ năng ủy quyền: Khi triển khai công việc, người lãnh đạo có quyền ủy quyền cho cấp dưới thực hiện và giám sát kế hoạch. Cần phải chọn người có trình độ chuyên môn tốt để thực hiện công việc.

Ngoài những năng lực cơ bản nêu trên, cán bộ lãnh đạo cấp phòng cần phải có những năng lực cụ thể như: Năng lực ra quyết định; Năng lực phân công, phối hợp; Năng lực giải quyết xung đột; Năng lực dẫn dắt sự thay đổi; Năng lực xây dựng văn hóa tổ chức; Năng lực sơ kết, tổng kết; Năng lực kiểm tra, đánh giá…

Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ, học viên đã có thêm thông tin về kiến thức kỹ năng quản lý lãnh đạo cấp phòng. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ!