Bổ sung chuẩn đầu vào, chuẩn đầu ra tiếng anh Tiến sĩ từ 2021
Vào ngày 28/06/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 18/2021/TT-BGDDT về Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ. Quy chế tuyển sinh và đào tạo tiến sĩ năm 2021 yêu cầu như thế nào về trình độ ngoại ngữ của ứng viên? Chuẩn đầu ra tiếng anh Tiến sĩ có thay đổi ra sao? Cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây.
Điều kiện chuẩn ngoại ngữ đầu vào, đầu ra tiến sĩ trước 2021
Trước 2021, Bộ GD&ĐT Quy định về tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ tại Thông tư số 08 /2017/TT-BGDĐT. Quy chế này áp dụng đối với các đại học quốc gia, đại học vùng, học viện, trường đại học được giao nhiệm vụ đào tạo tiến sĩ và viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ, các tổ chức và cá nhân có liên quan. Cụ thể, điều kiện dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ bao gồm:
1. Có bằng tốt nghiệp đại học loại giỏi trở lên hoặc bằng thạc sĩ.
2. Là tác giả của 01 bài báo hoặc báo cáo liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, được đăng trong thời hạn 03 năm (36 tháng) kể từ ngày đăng ký trong kỷ yếu tạp chí khoa học hoặc hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành và đã được phản biện.
3. Thí sinh có quốc tịch Việt Nam phải có một trong các văn bằng, chứng chỉ chứng minh trình độ ngoại ngữ sau:
- a) Bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng thạc sĩ do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp cho người học toàn thời gian ở nước ngoài mà tiếng mẹ đẻ là tiếng Anh hoặc ngoại ngữ khác trong quá trình học tập;
- b) Bằng tốt nghiệp đại học ngoại ngữ do cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp;
- c) Chứng chỉ tiếng Anh TOEFL iBT 45 trở lên hoặc IELTS 5.0 trở lên (bài thi học thuật) do cơ quan khảo thí được quốc tế và Việt Nam công nhận cấp trong thời hạn 02 năm (24 tháng) kể từ ngày đăng ký dự thi;
- d) Thí sinh đáp ứng quy định tại điểm a điều này khi ngôn ngữ sử dụng trong quá trình học tập không phải là tiếng Anh; hoặc đáp ứng quy định tại điểm b điều này khi có bằng tốt nghiệp đại học bằng tiếng nước ngoài không phải là tiếng Anh; Chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Anh có trình độ tương đương(quy định tại Phụ lục II) theo quy định tại điểm c khoản này do một tổ chức khảo thí được quốc tế và Việt Nam công nhận cấp trong thời hạn 02 năm tính đến ngày đăng ký dự tuyển thì phải có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh trong chuyên môn.
- đ) Ứng viên đào tạo trình độ tiến sĩ bằng tiếng Anh phải có chứng chỉ ngoại ngữ không phải là tiếng Anh với trình độ tương đương quy định tại điểm c khoản này do một tổ chức khảo thí được quốc tế , Việt Nam công nhận cấp trong thời hạn 02 năm tính đến ngày đăng ký dự tuyển; hoặc đáp ứng quy định tại điểm a khoản này khi ngôn ngữ sử dụng trong thời gian học tập không phải là tiếng Anh; hoặc đáp ứng quy định tại điểm b khoản này khi có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ không phải là tiếng Anh.
4. Thí sinh là công dân nước ngoài phải có trình độ ngoại ngữ tiếng Việt từ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam dùng cho người nước ngoài hoặc đạt yêu cầu về ngoại ngữ theo quy định riêng của cơ sở đào tạo.
5. Theo yêu cầu cụ thể của từng ngành ứng viên do người phụ trách cơ sở đào tạo quy định, đáp ứng yêu cầu về kinh nghiệm quản lý và trình độ chuyên môn.
Có thể thấy, trình độ chuẩn đầu vào, đầu ra tiếng anh tiến sĩ trước 2021 là trình bộ tiếng anh bậc 4(B2) KNLNN 6 Bậc hoặc TOEFL iBT từ 45-93, IELTS từ 5.0 trở lên.
Quy định mới về nâng chuẩn đầu ra tiến sĩ từ 15/08/2021
Mới đây, Bộ GD-ĐT đã công bố quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ ban hành kèm theo TT 18/2021/TT-BGDĐT ngày 28/6/2021 (gọi tắt là Quy chế 18).
Theo đó, tại khoản 1 Điều 7 Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ ban hành kèm theo Thông tư 18/2021/TT-BGDĐT quy định về điều kiện chung đối với người dự tuyển tiến sĩ như sau:
- Tốt nghiệp thạc sĩ hoặc tốt nghiệp đại học loại giỏi trở lên trong ngành phù hợp, hoặc tốt nghiệp trình độ tương đương bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam ở một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù phù hợp với ngành đào tạo tiến sĩ;
- Đáp ứng yêu cầu đầu vào theo chuẩn chương trình đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của chương trình đào tạo tiến sĩ mà người dự tuyển đã đăng ký;
- Có kinh nghiệm nghiên cứu thể hiện thông qua luận văn thạc sĩ của chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu; hoặc thông qua các bài báo, báo cáo khoa học đã công bố; hoặc có thời gian công tác từ 02 năm (24 tháng) trở lên với vai trò là giảng viên, nghiên cứu viên của các cơ sở đào tạo, tổ chức khoa học và công nghệ;
- Có dự thảo đề cương nghiên cứu và dự kiến kế hoạch học tập, nghiên cứu toàn khóa.
Nếu người dự tuyển là công dân Việt Nam thì cần phải đáp ứng các yêu cầu về năng lực ngoại ngữ được minh chứng bằng một trong những văn bằng hoặc chứng chỉ sau:
- Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do một cơ sở đào tạo nước ngoài cấp, phân hiệu của cơ sở đào tạo nước ngoài ở Việt Nam hoặc cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp cho người học toàn thời gian bằng tiếng nước ngoài.
(Đây là điểm mới trong Thông tư 18/2021/TT-BGDDT sẽ có hiệu lực vào ngày 15/08/2021. Trước đây, theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 5 Quy chế kèm theo Thông tư 08/2017/TT-BGDĐT, người dự tuyển cần có bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng thạc sĩ do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp cho người học toàn thời gian ở nước ngoài mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình học tập là tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài khác.)
- Bằng tốt nghiệp trình độ đại học ngành ngôn ngữ tiếng nước ngoài do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp.
- Có một trong các chứng chỉ ngoại ngữ được quy định tại Phụ lục II của Quy chế. Lưu ý, thời hạn sử dụng của các chứng chỉ phải còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký dự tuyển hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ khác tương đương trình độ bậc 4 (theo khung năng ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) do Bộ Giáo dục Giáo dục Đào tạo công bố.
Theo đó, yêu cầu về các chứng chỉ đã được thay đổi như sau:
- Tiếng Anh: Chứng chỉ ngoại ngữ bậc 4 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam (tương đương với chứng chỉ tiếng Anh B2) , TOEFL iBT 46 (quy định cũ là từ 45-93); IELTS từ 5.5 trở lên (quy định cũ là từ 5 – 6.5).
- Tiếng Nhật: N3 trở lên (quy định cũ là N2 trở lên).
- Tiếng Trung: HSK level 4 trở lên (quy định cũ là HSK level 6 trở lên).
Như vậy, bên cạnh yêu cầu về năng lực chuyên môn, những cá nhân muốn dự tuyển kỳ thi tiến sĩ cần chứng minh năng lực ngoại ngữ theo quy định thông qua các chứng chỉ tiếng Anh.
Trên đây là toàn bộ những thông tin mới nhất về quy định chuẩn đầu vào, đầu ra tiếng anh tiếng sĩ. Hy vọng những thông tin này có ích với bạn đọc trong quá trình chuẩn bị trước kỳ đăng ký dự tuyển đào tạo tiến sĩ!