Tổng hợp các chứng chỉ cần thiết để đi xin việc cho người đi làm
Nhà tuyển dụng thời đại mới có nhiều yêu cầu khắt khe hơn đối với người lao động. Hơn nữa, trong nền kinh tế thị trường, bạn sẽ cạnh tranh với nhiều thí sinh khác hơn để giành được vị trí công việc tốt. Do đó, không chỉ có nền tảng kiến thức chuyên môn, bạn hãy chuẩn bị thêm kỹ năng mềm, khả năng tin học và trình độ tiếng Anh để nâng cao năng lực làm việc của bản thân. Dưới đây mà một số các chứng chỉ cần thiết để xin việc, mời bạn theo dõi.
Các chứng chỉ có xin được việc không?
Việc cung cấp chứng chỉ sẽ là thông tin nên được đưa vào trong hồ sơ xin việc của bạn cũng như trong CV xin việc. Không chỉ cho thấy được năng lực, trình độ thực hiện công việc, chứng chỉ còn là minh chứng cho các thông tin mà ứng viên cung cấp trong hồ sơ xin việc.
Chứng chỉ là bằng chứng cho thấy bạn đã tham gia hoặc hoàn thành một khóa học ngắn hạn được tổ chức để bổ sung hoặc làm mới kiến thức hoặc kỹ năng của bạn. Các khóa học này sẽ giúp học viên làm việc hiệu quả hơn bằng cách xây dựng trên nền tảng chuyên môn vững chắc mà họ đã có.
Do đó, sẽ rất khập khiễng nếu so sánh chứng chỉ ngắn hạn với các văn bằng được đào tạo dài hạn theo một chuyên ngành cụ thể. Cần xác định quan điểm rằng nếu chỉ sở hữu các chứng chỉ ngắn hạn, bạn rất khó để xin việc, ứng tuyển vào những vị trí có mức lương và đãi ngộ tốt.Không một chứng chỉ hay văn bằng nào sẽ làm hài lòng tất cả các nhà tuyển dụng. Vì vậy, bạn nên xác định nguyện vọng công việc của mình là gì và tìm hiểu yêu cầu chung của nhà tuyển dụng để bổ sung các chứng chỉ phù hợp.
Các chứng chỉ cần có khi xin việc
Với ý nghĩa trên, việc chuẩn bị những chứng chỉ cần thiết cho quá trình tìm việc cần quan tâm và chú trọng. Vậy loại chứng chỉ nào sẽ phù hợp và có thể giúp bạn nâng cao hiệu quả tuyển dụng?
Các chứng chỉ kỹ năng cần thiết khi đi xin việc
Nhóm chứng chỉ đầu tiên bạn có thể chọn cho quá trình xin việc là chứng chỉ kỹ năng. Thông thường, nhà tuyển dụng quan tâm nhất đến kỹ năng ngoại ngữ và trình độ về CNTT của ứng viên. Bởi đây sẽ là 2 sự hỗ trợ thiết yếu để ứng viên có thể đảm bảo chất lượng và hiệu quả công việc
Chứng chỉ ngoại ngữ
Chứng chỉ ngoại ngữ phổ biến nhất là chứng chỉ tiếng Anh. Ngoài ra, các chứng chỉ về tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Nhật hoặc tiếng Pháp cũng thường được yêu cầu đối với các vị trí công việc cụ thể liên quan đến ngôn ngữ này.
Đối với chứng chỉ tiếng Anh thì có thể áp dụng cho nhiều quốc gia, nhiều công việc khác nhau. Những chứng chỉ tiếng Anh bạn nên sở hữu như:
- Chứng chỉ IELTS: Được công nhận rộng rãi là yêu cầu ngôn ngữ đầu vào cho tất cả các chương trình đại học và sau đại học. Là tiêu chuẩn để đánh giá mức độ sẵn sàng của ứng viên khi theo học một chương trình giáo dục được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh.
- Chứng chỉ TOEIC: Được công nhận bởi các tổ chức giáo dục và công ty trên toàn thế giới. Hiện nay, điểm TOEIC khoảng 450-750+ là yêu cầu đầu ra của hầu hết các trường ĐH/CĐ tại Việt Nam và các công ty lấy TOEIC làm tiêu chí quan trọng để tuyển dụng nhân viên.
- Chứng chỉ TOEFL: Là bài thi tiếng Anh chuẩn hóa đánh giá trình độ thông thạo 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Đây là bài kiểm tra năng lực tiếng Anh quốc tế của ETS (Educational Testing Service). Chứng chỉ TOEFL có giá trị trong vòng 2 năm.
Chứng chỉ Tin học
Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển, khả năng sử dụng công nghệ thông tin là điều cần thiết đối với nhân viên. Chứng chỉ tin học là bằng cấp quan trọng đối với học sinh, sinh viên, cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu đầu ra của các trường đại học hoặc yêu cầu tuyển dụng của các cơ quan, tổ chức.
- Chứng chỉ CNTT Cơ Bản: Điều kiện tiên quyết để hoàn thành kỳ thi công chức hoặc thay đổi mức lương. Đối với sinh viên, chứng chỉ chỉ tin học là điều bắt buộc đối với các bài tập và dự án luận văn của bạn, mở ra những cơ hội việc làm tốt nhất.
- Chứng chỉ MOS (Microsoft Office Specialist): Là chứng chỉ đánh giá kỹ năng nghề nghiệp được công nhận trên toàn cầu. Chứng chỉ MOS thể hiện khả năng sử dụng các ứng dụng tin học văn phòng – công cụ đắc lực giúp tăng hiệu quả và năng suất công việc.
- Chứng chỉ IC3 (Digital Literacy Certification): Chứng chỉ chuẩn đánh giá khả năng sử dụng máy tính và Internet ở mức độ cơ bản. Chứng chỉ IC3 được thiết kế để đánh giá các kỹ năng cần thiết trong thời đại kỹ thuật số, đảm bảo bạn luôn bắt kịp những thay đổi trong ứng dụng công nghệ và thiết bị kỹ thuật số hiện đại.
Các chứng chỉ chuyên ngành
Cùng với nhóm chứng chỉ kỹ năng thì chứng chỉ chuyên ngành cũng là điều cần lưu ý để bạn có sự chuẩn bị tốt nhất khi đi xin việc. Đối với các lĩnh vực và ngành nghề cụ thể, việc sở hữu chứng chỉ nghề nghiệp sẽ là điều kiện tiên quyết để thể hiện chuyên môn và năng lực cũng như cơ hội thăng tiến trong tương lai.
- Chứng chỉ kế toán: Các chứng chỉ nghề nghiệp như CPA, CFA, CMA, CIA, ACCA có thể đã quen thuộc với các ứng viên theo đuổi sự nghiệp tài chính-kế toán. Có một trong những chứng chỉ này là điều cần thiết để kế toán viên và kiểm toán viên được công nhận và đảm bảo rằng họ thực hiện đúng trách nhiệm của mình.
- Chứng chỉ lập trình: Đối với ngành CNTT, đặc biệt là ngành lập trình, chứng chỉ nghiệp vụ là điều cần thiết và bạn nên gửi cho nhà tuyển dụng. Những chứng chỉ về lập trình có thể kể tên như CGEIT, chứng nhận AWS, PMP, CISP,…
Trên đây là những chia sẻ về những chứng chỉ cần thiết khi đi xin việc. Chúng tôi hy vọng rằng những thông tin trong bài viết này đã giúp bạn có được những cập nhật chính xác và hữu ích nhất có thể trong quá trình tìm việc của mình. Chúc bạn thành công!