Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân 2025

Câp nhật: 08/06/2023
  • Người đăng: admin
  • |
  • 3278 lượt xem

Nhìn nhận về đề án ngoại ngữ quốc gia giai đoạn 2017-2020 có nhiều mục tiêu đặt ra quá cao so với khả năng thực hiện. Còn nhiều điểm chưa phù hợp với năng lực của người dạy và người học, Bộ GD&ĐT đã có điều chỉnh thời gian đề án ngoại ngữ 2025. Cùng theo dõi thông tin qua bài viết sau.

Định hướng đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân

Theo tổng kết của Bộ GD, trong quá trình triển khai Đề án ngoại ngữ 2020 đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập và chưa đạt được mục tiêu khi đặt ra vì nhiều nguyên nhân. Do đó, tại Quyết định số 2080/QĐ-TTg, Chính phủ đã phê duyệt và điều chỉnh Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 – 2025”.

Theo đó, đề án đã đổi mới mục tiêu dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân và đã được triển khai ở các cấp học, trình độ đào tạo, nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ. Giáo dục ngoại ngữ là biện pháp hiệu quả nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho nguồn nhân lực trong thời kỳ hội nhập kinh tế, tạo nền tảng để phổ cập giáo dục phổ thông vào năm 2025.

Cụ thể trong Điều 1. QĐ 2080 có điều chỉnh, bổ sung về định hướng của Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân 2025 như sau:

  1. Tạo đột phá về chất lượng dạy học ngoại ngữ ở các cấp học và trình độ đào tạo, khuyến khích đưa ngoại ngữ vào nhà trường từ giáo dục mầm non và các hoạt động xã hội. Đẩy mạnh dạy tích hợp ngoại ngữ trong các môn học khác và sử dụng ngoại ngữ để dạy các môn học khác (như toán và các môn khoa học, môn chuyên ngành…).
  2. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiên tiến trong dạy học ngoại ngữ với hệ thống giáo trình điện tử phù hợp với mọi đối tượng để người học có thể học ngoại ngữ và tiếp xúc với tiếng mẹ đẻ mọi lúc, mọi nơi, bằng mọi hình thức, phương tiện truyền thông, đặc biệt là trong việc phát triển kỹ năng nghe và nói.
  3. Tạo môi trường học tập ngoại ngữ trong nhà trường, gia đình và xã hội để giáo viên, giảng viên, các thành viên trong gia đình và người học (học sinh, sinh viên…) cùng học ngoại ngữ.
  4. Bảo đảm năng lực ngoại ngữ và nghiệp vụ sư phạm của giáo viên, giảng viên dạy ngoại ngữ, giáo viên, giảng viên các cấp học và đào tạo trong giảng dạy các môn khoa học và chuyên môn.
  5. Tăng cường nâng cao năng lực đánh giá dạy học ngoại ngữ quốc gia.
  6. Tập trung hỗ trợ các địa bàn khó khăn nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ.
  7. Đẩy mạnh xã hội hóa, phát huy vai trò của trung tâm ngoại ngữ trong dạy học ngoại ngữ ngoài nhà trường.
  8. Đổi mới công tác quản lý Đề án đảm bảo tính thiết thực, khả thi và hiệu quả.
Định hướng đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân

Mục tiêu đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 2025

Cũng trong Điều 1 quyết định này, mục tiêu chung của đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 – 2025” là:

Đổi mới việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, tiếp tục triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ đáp ứng nhu cầu học tập và làm việc; tăng cường năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực trong thời kỳ hội nhập, góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước; tạo nền tảng phổ cập ngoại ngữ cho giáo dục phổ thông vào năm 2025.

Cụ thể:

a) Giáo dục mầm non:

Đến năm 2020, hoàn thành việc ban hành chương trình, học liệu làm quen với ngoại ngữ cho trẻ mầm non.

b) Đối với giáo dục phổ thông:

Đến năm 2020, hoàn thành việc đưa môn ngoại ngữ tự chọn vào lớp 1 và lớp 2.

Đến năm 2025, phấn đấu 100% học sinh từ lớp 3-6 được học ngoại ngữ hệ 10 năm (lớp 3-12).

c) Giáo dục nghề nghiệp:

Đến năm 2025, 50% cơ sở giáo dục nghề nghiệp xây dựng các khóa học ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra, ngành, chuyên ngành đào tạo.

d) Đối với giáo dục đại học:

Đến năm 2025, phấn đấu 100% các ngành đào tạo ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra và ngành đào tạo; 80% các ngành khác triển khai các ngành đào tạo ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra và các ngành đào tạo; triển khai nhiều chương trình đào tạo giáo viên ngoại ngữ.

đ) Đối với cơ sở đào tạo có sư phạm ngoại ngữ:

Đến năm 2025, phấn đấu 100% giáo viên tốt nghiệp đạt yêu cầu theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên và khung năng lực giáo viên ngoại ngữ theo cấp học và trình độ đào tạo.

e) Đối với giáo dục thường xuyên:

Đến năm 2025, phấn đấu hoàn thành việc xây dựng các đề án dạy học ngoại ngữ cho giáo dục thường xuyên, đáp ứng cơ bản nhu cầu đa dạng của xã hội.

Đến năm 2025, phấn đấu hoàn thành việc xây dựng đề án bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức (không bao gồm giáo viên, giảng viên ngoại ngữ), xác định trình tự của đề án đào tạo; tổ chức bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức viên chức (không bao gồm giáo viên, giảng viên ngoại ngữ).

Mục tiêu đề án dạy và học ngoại ngữ 2025

Từ những thông tin mới nhất về Đề án ngoại ngữ quốc gia 2025, có thể thấy những chứng chỉ ngoại ngữ sẽ là thước đo quan trọng để thể hiện năng lực, kỹ năng và kiến thức ngôn ngữ của mỗi người. Nhận chứng chỉ thôi chưa đủ, mỗi người cần phải không ngừng rèn luyện và nâng cao năng lực ngoại ngữ hơn nữa để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc và giúp bạn xác định đúng mục tiêu và lên kế hoạch học tập bài bản. Chúc bạn sớm đạt được trình độ ngoại ngữ mình cần!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *