Các câu hỏi thi vấn đáp tiếng anh A2 kèm hướng dẫn trả lời

Câp nhật: 05/03/2024
  • Người đăng: admin
  • |
  • 3456 lượt xem

Các câu hỏi thi vấn đáp tiếng anh A2 thường về các chủ đề thông dụng trong cuộc sống hàng ngày. Cấu trúc bài thi gồm 4 phần với tổng thời gian làm bài 8 phút:

  • Phần 1 – Chào hỏi
  • Phần 2 – Giao tiếp xã hội
  • Phần 3 – Miêu tả
  • Phần 4 – Thảo luận

Cấu trúc phần thi vấn đáp tiếng anh A2

Phần thi vấn đáp tiếng anh A2 dùng để đánh giá kỹ năng Nói trong kỳ thi tiếng anh A2. Giám khảo sẽ đặt câu hỏi cho thí sinh để đánh giá phát âm, vốn từ vựng, cách sử dụng ngữ pháp, chiến lược giao tiếp của thi sinh.

Với tổng thời gian 8 phút, thí sinh sẽ phải trả lời các câu hỏi thi vấn đáp tiếng anh A2 về những chủ đề quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Cụ thể phần thi vấn đáp tiếng anh A2 sẽ được chia thành 4 phần như sau:

Phần thi Nội dung Yêu cầu
Phần 1 Chào hỏi Thí sinh giới thiệu bản thân bằng tiếng anh
Phần 2 Giao tiếp xã hội Giám khảo sẽ hỏi về những thông tin cá nhân của thí sinh như sở thích, thói quen..
Phần 3 Miêu tả Thí sinh có 1 phút để chuẩn bị trước khi miêu tả một sự vật, sự việc theo yêu cầu đề bài. Thường là miêu tả người, đồ vật…
Phần 4 Thảo luận Thí sinh nêu quan điểm về một nhận định cho sẵn

Sẽ có hai giám khảo tham gia phần thi:

  • Phần 1-2, một giám khảo sẽ tham gia hội thoại, người còn lại sẽ đánh giá. Thí sinh trả lời trực tiếp với giám khảo, không nói chuyện với thí sinh còn lại.
  • Phần 3-4 sẽ là 2 thí sinh tương tác với nhau. Giám khảo sẽ dẫn dắt cuộc hội thoại và mỗi thí sinh sẽ được đặt 2 câu hỏi để tương tác.
Phần thi vấn đáp tiếng anh A2 sẽ thi theo cặp và tương tác với giám khảo

Hướng dẫn trả lời các câu hỏi thi vấn đáp tiếng anh A2

Các câu hỏi trong phần thi vấn đáp tiếng anh A2 thường đề cập đến các chủ đề hằng ngày. Để giúp học viên có sự chuẩn bị tốt nhất trước kỳ thi, dưới đây là hướng dẫn trả lời các câu hỏi thường gặp.

Part 1 bài thi vấn đáp tiếng anh A2

Với phần 1, giám khảo sẽ hỏi và yêu cầu thí sinh trả lời một số câu hỏi đơn giản như tên, tuổi.. Học viên chỉ cần trả lời đúng nội dung câu hỏi với cấu trúc ngữ pháp câu thông dụng.

Part 1: Greetings (½’)

Good morning/afternoon/Hi/Hello. Please sit down. My name is …

  1. What’s your name? (Bạn tên là gì?)
  2. How are you today? (Hôm nay bạn thế nào?)
  3. What’s your full name? (Tên đầy đủ của bạn là gì?)
  4. What’s your surname? (Họ của bạn là gì?)
  5. How do you spell your name? (Bạn đánh vần tên của bạn như thế nào?

Gợi ý trả lời:

  1. Hello, my name is Giang, which does not mean a river.
  2. Thank you, I feel very good today.
  3. My full name is Nguyen Truong Giang, sounds like a long river.
  4. My last name is Nguyen, and Truong is my middle name.
  5. My name is spelled G-I-A-N-G

Part 2 bài thi vấn đáp tiếng anh A2

Ở phần 2, giám khảo sẽ hỏi thêm những thông tin mang tính nhận dạng cá nhân như ngày sinh, nơi ở, sở thích… Học viên nên trả lời đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ với ngôn ngữ kính trọng. Không nên trả lời quá ngắn, cộc lốc để tránh bị trừ điểm.

Part 2: Social Interaction (1 ½’)

Now let’s talk about your hobbies.

  1. What do you often do in your free time? (Bạn thường làm gì vào thời gian rảnh?)
  2. Do you listen to the radio? (Bạn có nghe radio không?)
  3. What is your favorite (radio) programme? (Chương trình (đài phát thanh) yêu thích của bạn là gì?)
  4. What do you often do on Saturday and Sunday? (Bạn thường làm gì vào thứ bảy và chủ nhật?)

OK. I see.

Gợi ý trả lời:

  1. In my free time, I often watch a movie or go shopping to relax.
  2. I often listen to the radio in the evening, listening to the radio helps me fall asleep easily.
  3. My favorite radio program is Zone FM, a music program.
  4. On weekends, I often go home to visit my family.

Part 3 bài thi vấn đáp tiếng anh A2

Phần vấn đáp 3, giám khảo sẽ đưa ra yêu cầu để thí sinh tương tác với nhau dựa trên phần minh hoạ liên quan đến chủ đề được nhắc đến. Phần này học viên cần vận dụng kinh nghiệm bản thân để trả lời câu hỏi. Cần diễn đạt ít nhất 2 ý trở lên, cũng không nên nói quá 5 ý và sử dụng thêm từ nối để câu trả lời được liền mạch.

Part 3: Description (3’) (1’ for preparation)

Please describe your experience of learning English. (Hãy mô tả kinh nghiệm học tiếng Anh của bạn.)

1. When did you first study English? Lần đầu tiên bạn học tiếng Anh là khi nào?
2. Why did you want to learn English? (Tại sao bạn muốn học tiếng Anh?)
3. Who was your first English teacher? (Giáo viên tiếng Anh đầu tiên của bạn là ai?)

Follow-up questions:

4. Do you find it easy or difficult to learn English? (Bạn thấy học tiếng Anh dễ hay khó?)
5. What do you find most difficult in learning English? (Điều gì bạn thấy khó khăn nhất khi học tiếng Anh?)

Gợi ý trả lời:

  1. The first time I learned English was when I was in grade 3. I was introduced to English through formal education at the elementary level.
  2. I always have a dream of traveling everywhere and that is also one of the reasons why I want to learn English.
  3. My English teacher is my 3rd grade homeroom teacher. She is a young teacher and is very funny during class.
  4. I find learning English is not simple. Learning and being able to use English when communicating is a long learning process.
  5. Perhaps the most difficult thing for me when learning English is grammar. Speaking in English and writing in English have a few differences. Speaking skills do not need to use too many grammatical structures, but writing does not.

Part 4 bài thi vấn đáp tiếng anh A2

Phần 4 sẽ là phần phát triển ý và mở rộng cuộc hội thoại. Học viên phải đưa ra nhận định dựa theo quan điểm cá nhân. Do đó, cần tập trung vào nội dung câu hỏi và đưa ra nhận định đồng ý/ không đồng ý kèm lời giải thích ngắn gọn.

Part 4: Discussion (3’) (1’ for preparation)

School children should not use mobile phones. Do you agree or disagree? Why? (Học sinh không nên sử dụng điện thoại di động. Bạn đồng ý hay không đồng ý? Tại sao?)

Follow-up questions:

  1. My children want to use mobile phones when they are at school. What should I do? (Con tôi muốn sử dụng điện thoại di động khi chúng ở trường. Tôi nên làm gì?)
  2. On what occasions should children use mobile phones? (Trẻ em nên sử dụng điện thoại di động vào những dịp nào?)

Gợi ý trả lời:

I do not agree with allowing students to use cell phones during class because it can cause distraction, the risk of cyberbullying, and concerns about academic cheating. However, in an emergency or for educational purposes under supervision, a cell phone may be appropriate. Parents should establish clear rules and guidelines regarding their children’s cell phone use at school to ensure safety and minimize distractions.

(Tôi không đồng ý với việc cho phép học sinh sử dụng điện thoại di động trong giờ học vì nó có thể gây mất tập trung, nguy cơ bắt nạt trên mạng và lo ngại về gian lận trong học tập. Tuy nhiên, trong trường hợp khẩn cấp hoặc vì mục đích giáo dục dưới sự giám sát, điện thoại di động có thể phù hợp. Phụ huynh nên thiết lập các quy tắc và hướng dẫn rõ ràng về việc sử dụng điện thoại di động của con mình ở trường để đảm bảo an toàn và giảm thiểu sự xao lãng.)

1. If your children want to use mobile phones at school, it’s important to have a conversation with them about the potential benefits and drawbacks. Set clear guidelines on when and how they can use their phones, such as for emergencies only or during designated breaks. Additionally, consider discussing alternative ways for them to stay connected with you or access necessary information while at school.

(Nếu con bạn muốn sử dụng điện thoại di động ở trường, điều quan trọng là phải trò chuyện với chúng về những lợi ích và hạn chế tiềm ẩn. Đặt ra những hướng dẫn rõ ràng về thời điểm và cách thức họ có thể sử dụng điện thoại, chẳng hạn như chỉ trong trường hợp khẩn cấp hoặc trong thời gian nghỉ giải lao được chỉ định. Ngoài ra, hãy cân nhắc thảo luận về những cách thay thế để họ duy trì kết nối với bạn hoặc truy cập thông tin cần thiết khi ở trường.)

2. Children should use mobile phones primarily for emergencies, coordinating schedules with parents, and educational purposes under supervision. It’s important to establish boundaries and rules to ensure their safety and minimize distractions during school hours.

(Trẻ em nên sử dụng điện thoại di động chủ yếu trong trường hợp khẩn cấp, phối hợp lịch trình với cha mẹ và mục đích giáo dục dưới sự giám sát. Điều quan trọng là thiết lập các ranh giới và quy tắc để đảm bảo an toàn cho học sinh và giảm thiểu sự xao lãng trong giờ học.)

Đăng ký nhận trọn bộ tài liệu luyện thi Vstep A2 4 kỹ năng cập nhật định dạng đề thi mới nhất từ Giảng viên

Nhận trọn bộ tài liệu

Trên đây là tổng hợp đầy đủ thông tin phần thi vấn đáp tiếng A2. Học viên có thể tham khảo để luyện thi chứng chỉ A2 phần thi nói trước khi thi. Chúc học viên tự tin để đạt kết quả tốt nhất trong kỳ thi chứng chỉ ngoại ngữ!

Xem thêm: Tổng hợp đề thi listening A2 Vstep có đáp án hướng dẫn chi tiết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *