Hậu quả khi mua bán chứng chỉ chức danh nghề nghiệp

Câp nhật: 09/09/2024
  • Người đăng: admin
  • |
  • 303 lượt xem

Mua chứng chỉ chức danh nghề nghiệp là hành vi vi phạm pháp luật, cả người mua và người bán đều sẽ phải chịu nhiều hậu quả:

  • Bị lừa đảo
  • Mất uy tín cá nhân
  • Bị xử phạt theo quy định của pháp luật
  • Bị kỷ luật, thôi việc

Mua chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp ở đâu?

Theo quy định của Bộ GD&ĐT, tất cả các giáo viên được tuyển dụng sau ngày 20/3/2021 đều phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp. Đây là điều kiện bắt buộc để ứng viên có thể trở thành giáo viên tại các cơ sở giáo dục công lập.

Do đó nhu cầu sở hữu phôi bằng chứng chỉ này ngày càng tăng. Tuy nhiên, đặc thù của những đối tượng cần có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp là có quỹ thời gian khá hạn chế. Điều này đã tạo ra tâm lý ngại học, ngại thi cho nhiều đối tượng học viên. Tận dụng nhu cầu cấp thiết về chứng chỉ này, nhiều cá nhân và tổ chức cung cấp dịch vụ làm chức danh nghề nghiệp để trục lợi cá nhân.

  • Chỉ cần truy cập các trang tìm kiếm thư Bing, Cốc Cốc, Google với các từ khóa : “mua chứng chỉ chức danh nghề nghiệp”, mua chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp lấy ngay”… là có thể nhận được hàng ngàn kết quả về các đơn vị làm chứng chỉ.
  • Một cách khác đó chính là tham gia vào các hội nhóm viên chức, tuyển dụng giáo viên trên các trang mạng xã hội như Zalo, Facebook… Dù khác nhau về cách thức tiếp cận nhưng hầu hết các tổ chức này đều có chung một hình thức hoạt động.

Những đơn vị, cá nhân này thường công khai “rao bán” các loại chứng chỉ chức danh nghề nghiệp với lời “mời chào” đánh trúng vào tâm lý người mua như:

  • Làm chứng chỉ chức danh nghề nghiệp cho giáo viên các cấp, phôi chuẩn 100%
  • Làm bằng chức danh nghề nghiệp cấp tốc, thanh toán nhận bằng trong ngày
  • Làm chứng chỉ chức danh nghề nghiệp bao công chứng toàn quốc…

Kèm theo đó là những lợi ích ưu việt như: Không cần học, không cần thi, cam kết bằng chuẩn… khiến người mua mất cảnh giác và dễ dàng chi tiền để mua chứng chỉ.

Nhu cầu sở hữu chứng chỉ chức danh nghề nghiệp

Hậu quả khi mua chứng chỉ chức danh nghề nghiệp

Các chương trình bồi chức danh nghề nghiệp đều được xây dựng theo chương trình khung của Bộ GD&ĐT. Tuân thủ các quy tắc về thời gian đào tạo và công tác tổ chức thi, cấp chứng chỉ nên các chứng chỉ từ những tổ chức làm chứng chỉ đều là giả. Đây là hành động vi phạm pháp luật và sẽ phải chịu nhiều hình thức xử lý, xử phạt theo quy định.

Về phía người mua chứng chỉ chức danh nghề nghiệp, khi sử dụng chứng chỉ giả sẽ gặp nhiều hậu quả nghiêm trọng. Các công tác rà soát, kiểm tra chứng chỉ được thực hiện rất sát sao, do đó việc sử dụng chứng chỉ giả sớm hay muộn cũng sẽ bị phát hiện. Dưới đây là một số hậu quả nếu người sử dụng chứng chỉ giả trong quá trình xin việc, công tác:

Bị lừa đảo: Hầu hết các đơn vị, tổ chức mua bán chứng chỉ đều rất bí mật và yêu cầu người mua phải thanh toán bằng chuyển khoản trước khi gửi chứng chỉ. Những người mua đã chuyển tiền sẽ không thể liên lạc với những đơn vị này và cũng không thể tố giác với cơ quan chức năng. Bởi chính hành vị mua bán chứng chỉ đã là vi phạm pháp luật.

Mất uy tín cá nhân: Người dùng sẽ mất lòng tin của đồng nghiệp và cơ quan… Thường thì hồ sơ của người sử dụng chứng chỉ giả sẽ được lưu lại và chia sẻ với các đơn vị khác. Do đó khi người dùng chứng chỉ giả muốn tìm việc, chuyển việc cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Bị xử phạt theo quy định của pháp luật

Tại khoản 2, khoản 3. Điều 16. NĐ 138/2013/NĐ-CP – Xử phạt hành chính đối với hành vi mua bán văn bằng, chứng chỉ giả

  • Phạt tiền từ 2.000.000đ đến 8.000.000đ đối với các hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ của người khác; hoặc sử dụng văn bằng, chứng chỉ bị tẩy xóa.
  • Phạt tiền từ 10.000.000đ đến 20.000.000đ đối với hành vi mua bán và sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả.

Bị kỷ luật, thôi việc

Tại Khoản 1, điều 13 và khoản 2, điều 14. NĐ 34/2011/NĐ-CP – Quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức. Cụ thể là đề cập tới các hình thức kỷ luật cách chức và buộc thôi việc với hành vị sử dụng chứng chỉ, giấy tờ không hợp pháp để bổ nhiệm chức vụ. Cụ thể

Điều 13: Cách chức

  1. Hình thức kỷ luật cách chức được áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây: a) Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bổ nhiệm chức vụ;

Điều 14: Buộc thôi việc

Sử dụng giấy tờ không hợp lệ để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;

Dịch vụ làm, mua chứng chỉ chức danh nghề nghiệp có hậu quả gì?

Làm thế nào để sở hữu chứng chỉ chức danh nghề nghiệp chuẩn?

Qua những rủi ro mà chúng tôi đã phân tích, chắc hẳn bạn đọc đã tự đánh giá được có nên mua chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hay không. Chỉ có một phương án duy nhất đó là phải đăng ký học và thi mới có thể nhận chứng chỉ chức danh nghề nghiệp chuẩn Bộ GD&ĐT. 

Tuyển sinh khóa bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp – Chứng chỉ chuẩn Bộ GD&ĐT

Đăng ký ngay

Do đó, học nên tham khảo kỹ lưỡng để chọn lựa một đơn vị bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp theo đúng quy định. Trường Quản trị Doanh nghiệp Việt Nam là một trong những đơn vị liên kết tuyển sinh với các trường được cấp chứng chức danh nghề nghiệp cho giáo viên các cấp. Học viên có nhu cầu đăng ký hoc vui lòng liên hệ với nhà trường để được hỗ trợ!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *