Chức danh nghề nghiệp là gì? Tiêu chuẩn, cách xếp lương

Câp nhật: 08/09/2024
  • Người đăng: Phong Tuyen Sinh
  • |
  • 44 lượt xem

Chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn và nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp hoạt động.

  • Các hạng CDNN được quy định tại Điều 3. Nghị định 29/2012/NĐ-CP.
  • Tiêu chuẩn CDNN được quy định tại Nghị định 115/2020/NĐ-CP
  • Cách xếp lương theo chức danh nghề nghiệp được quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP

Chức danh nghề nghiệp là gì?

Chức danh nghề nghiệp là một khái niệm được quy định bởi pháp luật và có tính pháp lý dành cho các cá nhân, tổ chức liên quan. Cụ thể tại Điều 7. Khoản 1. Luật Viên chức 2010 – sửa đổi và bổ sung năm 2009 có định nghĩa về chuẩn chức danh nghề nghiệp như sau:

Chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn và nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp hoạt động.

Hạng CDNN là các cấp độ được phân chia theo bậc để thể hiện năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của viên chức. Các hạng chức danh nghề nghiệp viên chức được quy định tại Điều 3. Nghị định 29/2012/NĐ-CP: Theo CDNN, viên chức được phân loại trong từng lĩnh vực hoạt động theo cấp độ từ cao tới thấp. Cụ thể:

  • Chức danh nghề nghiệp hạng I;
  • Chức danh nghề nghiệp hạng II;
  • Chức danh nghề nghiệp hạng III;
  • Chức danh nghề nghiệp hạng IV;
  • Chức danh nghề nghiệp hạng V.

Trong quá trình công tác, viên chức sẽ không ngừng được thăng hạng lên các hạng cao hơn để được hưởng cơ chế, phúc lợi tốt hơn.Vì vậy, việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp sẽ được căn cứ theo vị trí việc làm, tiêu chuẩn CDNN và phù hợp với cơ cấu viên chức theo CDNN của đơn vị sự nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Chức danh nghề nghiệp là gì?

Phân biệt chức danh và chức vụ

Một cá nhân có thể đồng thời đảm nhiệm cả chức danh và chức vụ. Việc hiểu rõ sự khác biệt giữa hai khái niệm này sẽ giúp tránh được những nhầm lẫn không đáng có. Dưới đây là bảng so sánh giữa chức danh và chức vụ dựa trên các tiêu chí cụ thể:

Tiêu chí Chức danh Chức vụ
Định nghĩa Thuật ngữ mô tả vị trí của một cá nhân trong tổ chức, thường liên quan đến công việc và trách nhiệm cụ thể. Thuật ngữ diễn tả vị trí có quyền quản lý, thể hiện sự đảm nhiệm vai trò và địa vị quan trọng trong tổ chức.
Sự công nhận Được xã hội công nhận. Được cơ quan hoặc tổ chức liên quan công nhận, cùng với sự công nhận từ xã hội.
Nhiệm vụ Gắn liền với các nhiệm vụ cụ thể của chức danh đó (ví dụ: giáo viên – giảng dạy, bác sĩ – khám chữa bệnh). Đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau liên quan đến quyền quản lý và điều hành.
Đơn vị quản lý Không nhất thiết phải thuộc một đơn vị quản lý cố định. Phải thuộc sự quản lý của một cơ quan hoặc tổ chức nhất định.

Ví dụ: Cô A là giáo viên tại trường tiểu học. Ở đây, “giáo viên” là chức danh của cô A, liên quan đến nhiệm vụ giảng dạy. Sau 10 năm làm việc, cô A được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng của trường. Lúc này, “Hiệu trưởng” trở thành chức vụ của cô A. Như vậy, cô A vừa giữ chức danh “giáo viên,” vừa đảm nhiệm chức vụ “Hiệu trưởng” của trường tiểu học.

Tiêu chuẩn chức danh nghiệp

Theo Điều 8, Khoản 2, Luật Viên chức 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2019), CDNN do Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan ngang bộ có liên quan quy định về hệ thống danh mục, tiêu chuẩn và mã số.

Điều 28 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP của Chính phủ có quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức đã quy định về tiêu chuẩn CDNN viên chức bao gồm các nội dung sau:

  • Tên chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập;
  • Nhiệm vụ bao gồm các công việc cụ thể phải thực hiện có mức độ phức tạp phù hợp với từng hạng CDNN;
  • Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp;
  • Tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng;
  • Tiêu chuẩn năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

Theo quy định chung của Chính phủ nêu trên, các Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức sẽ quy định cụ thể tiêu chuẩn chức danh viên chức thuộc ngành, lĩnh vực do mình phân công quản lý và được sự thống nhất với Bộ Nội vụ.

Quy định về mã chức danh nghề nghiệp

Mỗi chức danh của đơn vị sự nghiệp công lập sẽ được quy định bằng mã số riêng. Căn cứ vào mã chức danh nghề nghiệp viên chức được xây dựng và quản lý theo từng chuyên ngành nghề, chuyên môn và cấp bậc phù hợp. Với mỗi nghề nghiệp sẽ phân ra CDNN khác nhau. Cụ thể, viên chức sẽ được chia thành 5 bảng mã ngạch chính như sau:

  • Ngạch viên chức chuyên ngành tương đương  ngạch chuyên viên cao cấp
  • Ngạch viên chức chuyên ngành tương đương ngạch chuyên viên chính
  • Viên chức chuyên ngành tương đương ngạch chuyên viên
  • Ngạch viên chức chuyên ngành tương đương ngạch cán sự
  • Ngạch nhân viên

Mỗi hạng CDNN sẽ có một mã ngạch chức danh nghề nghiệp riêng, học viên có thể tham khảo danh mục mã ngạch chức danh nghề nghiệp để nắm được mã số ngạch cụ thể của từng vị trí.

Danh mục mã chức danh nghề nghiệp

Các hình thức thay đổi chức danh nghề nghiệp

Các hình thức bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp là việc thay đổi CDNN của viên chức, có thể là bổ nhiệm sang ngạch/ chức danh tương ứng hoặc thăng hạng lên CDNN cao hơn. Mỗi hình thức sẽ được quy định cụ thể tại NĐ 115/2020/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.

  • Thay đổi các loại chức danh nghề nghiệp – Là việc viên chức được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp khác phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ đang đảm nhiệm. Các trường hợp được thực hiện việc thay đổi chức danh nghề nghiệp được quy định tại Điều 29. NĐ 115/2020/NĐ-CP.
  • Xét chuyển chức danh nghề nghiệp – Được thực hiện khi viên chức có thay đổi vị trí việc làm mà ngạch CDNN hiện đang giữ hiện tại không phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm mới. Quy định về xét chuyển chức danh nghề nghiệp được quy định tại Điều 29. NĐ 115/2020/NĐ-CP.
  • Thăng hạng chức danh nghề nghiệp – Khi viên chức được bổ nhiệm có ngạch chức danh cao hơn trong cùng lĩnh vực nghề nghiệp thì gọi là thăng hạng chức danh nghề nghiệp. Quy định về thăng hạng chức danh nghề nghiệp được quy định tại Điều 42. NĐ 115/2020/NĐ-CP.

Đăng ký nhận lịch mở lớp bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp – Chương trình chuẩn Bộ GD&ĐT

Liên hệ tư vấn ngay

Cách xếp lương theo chức danh nghề nghiệp

Việc xếp lương theo hạng CDNN cho viên chức và người lao động phụ thuộc vào sự điều chỉnh của Nghị định 204/2004/NĐ-CP – Quy định về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Nguyên tắc xếp, trả lương và thực hiện chế độ tiền lương theo chức CDNN như sau:

  • Viên chức được bổ nhiệm vào ngạch viên chức nào hoặc chức danh chuyên môn, nghiệp vụ nào thuộc ngành Tòa án, ngành Kiểm sát thì xếp lương theo ngạch hoặc CNN đó.
  • Cán bộ giữ mã số hạng CDNN do bầu cử thuộc diện xếp lương chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo thì xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo của chức danh bầu cử hiện đang đảm nhiệm.
  • Viên chức giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) nào thì xếp lương chức vụ hoặc hưởng phụ cấp chức vụ theo CDNN lãnh đạo đó. Nếu viên chức giữ nhiều chức danh lãnh đạo khác nhau thì xếp lương chức vụ hoặc hưởng phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo cao nhất. Nếu kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu thì được hưởng thêm phụ cấp kiêm nhiệm.
  • Chuyển xếp lương theo chức danh nghề nghiệp phải gắn với việc rà soát, sắp xếp biên chế của các cơ quan, đơn vị; rà soát và hoàn thiện tiêu chuẩn chức danh viên chức; rà soát lại việc xếp lương cũ, những trường hợp đã xếp lương hoặc phụ cấp chức vụ chưa đúng quy định của cơ quan có thẩm quyền thì chuyển xếp lại lương và phụ cấp chức vụ (nếu có) theo đúng quy định.

Việc trả lương cho viên chức phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của viên chức và nguồn trả lương (từ ngân sách nhà nước cấp/ hỗ trợ và từ các nguồn thu theo quy định của pháp luật dùng để trả lương) của cơ quan, đơn vị. Học viên tham khảo các bảng phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP để nắm rõ hơn về mức lương cụ thể cho từng CDNN.

Cách xếp lương theo chức danh nghề nghiệp

Những thông tin trên đã giúp học viên tìm hiểu khái niệm chức danh nghề nghiệp cũng như tính pháp lý và tầm quan trọng của nó. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích về các CDNN viên chức. Mọi thắc mắc về các thông tin liên quan vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *