Chức danh nghề nghiệp giáo viên là gì? Quy định ra sao?
Chức danh nghề nghiệp giáo viên là tên gọi phản ánh trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo. Mã số hạng, tiêu chuẩn CDNN giáo viên các cấp được quy định tại:
- CDNN giáo viên mầm non: Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT.
- CDNN giáo viên tiểu học: Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT.
- CDNN giáo viên THCS: Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT.
- CDNN giáo viên THPT: Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT.
Chức danh nghề nghiệp giáo viên là gì?
Chức danh nghề nghiệp giáo viên được hiểu là tên gọi phản ánh trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo. Mỗi chức danh nghề nghiệp giảng dạy theo từng cấp học sẽ có tiêu chuẩn, mã số hạng và những quyền khác nhau.
Mã số, hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên
Hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên là sự phân loại thể hiện cấp bậc, trình độ và năng lực chuyên môn nghiệp vụ của người giáo viên trong lĩnh vực giáo dục. Cụ thể, đối với giáo viên các cấp hiện được chia thành 3 hạng chức danh.
- CDNN giáo viên hạng 3: Đây là hạng chức danh thấp nhất trong lĩnh vực giáo dục, được quy định cho ứng viên trúng tuyển kỳ thi viên chức.
- CDNN giáo viên hạng 2: Là hạng giáo viên được xét thăng hạng từ hạng 3.
- CDNN giáo viên hạng 1: Đây là hạng cao nhất trong phân loại mà số hạng của giáo viên. Giáo viên hạng 1 sẽ được nâng hạng từ hạng 2.
Đối với mỗi cấp học, Bộ GD&ĐT lại có những quy định riêng về mã số hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên. Cụ thể:
- Mã số chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non: Quy định tại Điều 2. Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT.
- Mã số chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học – Quy định tại Điều 2. Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT.
- Mã số chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS – Quy định tại Điều 2. Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT.
- Mã số chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT – Quy định tại Điều 2. Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT.
Ngoài ra, còn một số chức danh nghề nghiệp giáo viên giáo dục nữa như: CDNN Giáo viên dạy nghề, CDNN Giáo viên dự bị đại học.
Cách xếp lương theo chức danh nghề nghiệp giáo viên
Căn cứ theo chùm 04 Thông tư đã đề cập, giáo viên sẽ được xếp lương theo từng hạng chức danh nghề nghiệp và bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ dành cho viên chức tại phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
STT | Hạng | Mức lương |
1 | Giáo viên mầm non | |
1.1 | Hạng I | Hưởng lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, hệ số lương từ 4,0 – 6,38 |
1.2 | Hạng II | Hưởng lương của viên chức loại A1, hệ số lương từ 2,34 – 4,98 |
1.3 | Hạng III | Hưởng lương của viên chức loại A0, hệ số lương từ 2,1 – 4,89 |
2 | Giáo viên tiểu học | |
2.1 | Hạng I | Hưởng lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, hệ số lương từ 4,4 – 6,78 |
2.2 | Hạng II | Hưởng lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, hệ số lương từ 4,0 – 6,38 |
2.3 | Hạng III | Hưởng lương của viên chức loại A1, hệ số lương từ 2,34 – 4,98 |
3 | Giáo viên THCS | |
3.1 | Hạng I | Hưởng lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, hệ số lương từ 4,4 – 6,78 |
3.2 | Hạng II | Hưởng lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, hệ số lương từ 4,0 – 6,38 |
3.3 | Hạng III | Hưởng lương của viên chức loại A1, hệ số lương từ 2,34 – 4,98 |
4 | Giáo viên THPT | |
4.1 | Hạng I | Hưởng lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, hệ số lương từ 4,4 – 6,78 |
4.2 | Hạng II | Hưởng lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, hệ số lương từ 4,0 – 6,38 |
4.3 | Hạng III | Hưởng lương của viên chức loại A1, hệ số lương từ 2,34 – 4,98 |
Ngoài ra, mức lương giáo viên hiện tại được tính theo công thức: Lương = Hệ số x 1,8 triệu đồng/tháng.
Quy định thăng hạng giáo viên
Trong điều 31 Luật Viên chức hiện nay nêu rõ: Viên chức được đăng ký thi/ xét thăng hạng CDNN nếu đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu và đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định pháp luật.
Ngoài ra, điều kiện thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên được quy định tại Điều 3. Thông tư 34/2021/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng CDNN giáo viên mầm non, phổ thông công lập cũng nêu rõ: Giáo viên được đăng ký thi/ xét thăng hạng CDNN cao hơn liền kề khi có đủ các tiêu chuẩn.
Việc thăng hạng giáo viên là yêu cầu không bắt buộc – Chỉ khi đáp ứng những tiêu chuẩn trên và khi đơn vị chủ quản có nhu cầu và giáo viên có nhu cầu thăng hạng thì mới thực hiện thi/ xét thăng hạng.
Khóa bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp cấp tốc – Phôi bằng chuẩn Bộ Giáo dục
Quy định chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên
Tại Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT Bộ GD&ĐT đã điều chỉnh quy định về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp (sau đây gọi tắt là chứng chỉ) như sau:
- Chỉ quy định 01 chứng chỉ CDNN chung đối với các hạng giáo viên. Mỗi cấp học chỉ có 01 chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN.
- Giáo viên đã có một trong các chứng chỉ CDNN theo hạng của cấp học đang giảng dạy được cấp trước ngày 30/6/2022 thì được xác định đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ, được sử dụng khi tham dự kỳ thi/ xét thăng hạng CDNN và không phải học chương trình bồi dưỡng CDNN giáo viên tương ứng với từng cấp học.
- Khi bổ nhiệm, chuyển xếp CDNN giáo viên tương ứng theo quy định tại chùm Thông tư 01-04 và khi chuyển CDNN thì không yêu cầu giáo viên phải có chứng chỉ. Giáo viên tuyển dụng mới cần có chứng chỉ theo quy định trong thời gian thực hiện chế độ tập sự.
Trên đây là những thông tin mới nhất về chức danh nghề nghiệp giáo viên. Nếu quý học viên có thắc mắc về việc thay đổi các thông tin theo quy định mới, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.