Mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên hạng 3, 2, 1

Câp nhật: 24/06/2023
  • Người đăng: Phong Tuyen Sinh
  • |
  • 65 lượt xem

Chức danh nghề nghiệp giảng viên Đại học, Cao đẳng có những hạng nào? Những điều kiện thăng hạng CDNN này theo quy định mới nhất có những thay đổi gì? Cùng theo dõi bài viết để cập nhật những thông tin mới nhất về chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên.

Chức danh nghề nghiệp giảng viên là gì?

Chức danh nghề nghiệp giảng viên là tên gọi thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giảng viên tại các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng. Chức danh nghề nghiệp giảng viên được chia thành nhiều hạng dựa theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức, hoạt động, quy định về vị trí việc làm và nhu cầu sử dụng viên chức của các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng.

Chức danh nghề nghiệp giảng viên là gì?

Phân hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên

Dựa vào bản chất của từng cơ sở giáo dục, chức danh nghề nghiệp giảng viên cũng được phân loại thành:

  • Chức danh nghề nghiệp giảng viên Đại học dành cho giảng viên đang công tác, làm việc tại các cơ sở giáo dục đại học.
  • Chức danh nghề nghiệp giảng viên Cao đẳng dành cho giảng viên đang công tác, làm việc tại các cơ sở giáo dục cao đẳng.

Mỗi chức danh nghề nghiệp đều được Bộ GD&ĐT phân hạng rất chi tiết trong từng Thông tư. Cụ thể như sau:

CDNN giảng viên Đại học

Phân hạng

Mã số hạng Phân nhóm Hệ số lương
Giảng viên hạng 3 V.07.01.03 Viên chức loại A1 2,34 – 4,98
Giảng viên chính hạng 2 V.07.01.02 Viên chức loại A2.1 4,40 – 6,78
Giảng viên cao cấp hạng 1 V.07.01.01 Viên chức loại A3.1 6,20 – 8,00

CDNN giảng viên Cao đẳng

Phân hạng

Mã số hạng Phân nhóm Hệ số lương
Giảng viên CĐSP hạng 3 V.07.08.22 Viên chức loại A1 2,34 – 4,98
Giảng viên CĐSP chính hạng 2 V.07.08.21 Viên chức loại A2.1 4,40 – 6,78
Giảng viên CĐSP cao cấp hạng 1 V.07.08.20 Viên chức loại A3.1 6,20 – 8,00

Điều kiện thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên

Theo cập nhật mới nhất, điều kiện thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên hiện đang được thực hiện theo Thông tư 31/2021/TT-BGDĐT. Cụ thể như sau:

1/ Đối với chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm

1.1 CDNN giảng viên CĐSP chính hạng 2

  1. Trường cao đẳng SP có nhu cầu và được cấp có thẩm quyền cử tham gia kỳ thi/ xét thăng hạng CDNN;
  2. Đang giữ CDNN giảng viên cao đẳng sư phạm (hạng III), mã V.07.08.22.
  3. Được xếp loại chất lượng từ mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trong năm công tác liền kề trước năm dự thi hoặc xét thăng hạng CDNN giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II); có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật viên chức.
  4. Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận nhiệm vụ CDNN giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II), mã V.07.08.21.
  5. Đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của tiêu chuẩn CDNN giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II), mã V.07.08.21 quy định tại khoản 2, 3 Điều 5. TT 35/2020/TT-BGDĐT.
    • Trường hợp viên chức đủ điều kiện miễn thi môn ngoại ngữ, tin học theo quy định thì đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn ngoại ngữ, tin học của CDNN dự thi hoặc xét thăng hạng giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II), mã V.07.08.21.
  6. Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm (hạng III), mã số V.07.08.22 hoặc tương đương theo quy định tại điểm g khoản 3 Điều 5 Thông tư số 35/2020/TT-BGDĐT.

1.2 CDNN giảng viên CĐSP cao cấp hạng 1

  1. Trường cao đẳng SP có nhu cầu và được cấp có thẩm quyền cử tham gia kỳ thi/ xét thăng hạng CDNN;
  2. Đang giữ CDNN giảng viên cao đẳng sư phạm chính(hạng II), mã V.07.08.21.
  3. Được xếp loại chất lượng tối thiểu từ mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trong năm công tác liền kề trước năm dự thi/ xét thăng hạng CDNN giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng I), mã V.07.08.20; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật viên chức.
  4. Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận nhiệm vụ CDNN giảng viên CĐSP cao cấp (hạng I), mã V.07.08.20.
  5. Đáp ứng yêu cầu về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của tiêu chuẩn CDNN giảng viên CĐSP cao cấp (hạng I), mã V.07.08.20 quy định tại khoản 2, 3 Điều 6. TT35/2020/TT-BGDĐT.
    • Trường hợp viên chức đủ điều kiện miễn thi môn ngoại ngữ, tin học theo quy định thì đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn ngoại ngữ, tin học của CDNN dự thi/ xét thăng hạng giảng viên CĐSP cao cấp (hạng I), mã V.07.08.20.
  6. Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu giữ CDNN giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II), mã V.07.08.21 hoặc tương đương theo quy định tại điểm g, khoản 3, Điều 6. Thông tư 35/2020/TT-BGDĐT.

2/ Đối với chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học

2.1 CDNN giảng viên chính hạng 2

  1. Cơ sở giáo dục đại học công lập có nhu cầu và được cấp có thẩm quyền cử tham dự kỳ thi/ xét thăng hạng.
  2. Đang giữ chức CDNN giảng viên (hạng III), mã V.07.01.03.
  3. Được xếp loại chất lượng tối thiểu ở mức hoàn thành tốt nhiệm trong năm công tác liền kề trước năm dự thi hoặc xét thăng hạng CDNN giảng viên chính (hạng II), mã V.07.01.02; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật viên chức.
  4. Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận nhiệm vụ CDNN giảng viên chính (hạng II), mã V.07.01.02.
  5. Đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của tiêu chuẩn CDNN giảng viên chính (hạng II), mã V.07.01.02 quy định tại khoản 2, 3 Điều 6. TT 40/2020/TT-BGDĐT.
    • Trường hợp viên chức đủ điều kiện miễn thi môn ngoại ngữ, tin học theo quy định tại thì đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn ngoại ngữ, tin học của CDNN dự thi hoặc xét thăng hạng giảng viên chính (hạng II), mã V.07.01.02.
  6. Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu giữ CDNN giảng viên (hạng III), mã V.07.01.03 hoặc tương đương theo quy định tại điểm g, khoản 3, Điều 6. Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT.

2.2 CDNN giảng viên cao cấp hạng 1

  1. Cơ sở giáo dục đại học công lập có nhu cầu và được cấp có thẩm quyền cử tham dự kỳ thi/ xét thăng hạng.
  2. Đang giữ CDNN giảng viên chính (hạng II), mã V.07.01.02.
  3. Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự thi/ xét thăng hạng CDNN giảng viên cao cấp, mã V.07.01.01; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật viên chức.
  4. Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận nhiệm vụ CDNN giảng viên cao cấp (hạng I), mã V.07.01.01.
  5. Đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của tiêu chuẩn CDNN giảng viên cao cấp (hạng I) quy định tại khoản 2, 3 Điều 7. TT 40/2020/TT-BGDĐT.
    • Trường hợp viên chức đủ điều kiện miễn thi môn ngoại ngữ, tin học theo quy định tại thì đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ, tin học của CDNN dự thi hoặc xét thăng hạng giảng viên cao cấp (hạng I), mã V.07.01.01.
  6. Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu giữ CDNN giảng viên chính (hạng II), mã V.07.01.02 hoặc tương đương theo quy định tại điểm h, khoản 3, Điều 7. Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT.
Phân hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên

Chức danh nghề nghiệp của mỗi loại giảng viên có quy chuẩn, tiêu chuẩn trách nhiệm và kiến ​​thức chuyên môn riêng. Điều này được quy định tại từng thông tư, văn bản của mỗi loại CDNN giảng viên.

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên Đại học

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên Đại học được quy định tại Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT. Cụ thể như sau:

Giảng viên (hạng III) – Mã V.07.01.03

Tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng

  • Có bằng thạc sĩ trở lên liên quan đến vị trí, ngành, nghề giảng dạy;
  • Có chứng chỉ bồi dưỡng CDNN giảng viên

Tiêu chuẩn năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

  • Nắm vững kiến ​​thức cơ bản của các môn học giảng dạy; có kiến ​​thức tổng hợp về một số môn học liên quan thuộc chuyên ngành đào tạo được chỉ định;
  • Hiểu và thực hiện đúng mục tiêu, kế hoạch, nội dung, chương trình bồi dưỡng chuyên môn các môn học đã quy định. Tìm hiểu thực tiễn và xu hướng phát triển của việc đào tạo và nghiên cứu chuyên ngành này trong và ngoài nước;
  • Sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học hiệu quả, an toàn, có phương pháp dạy học hiệu quả, phù hợp với nội dung môn học, dạy học đạt loại Khá trở lên;
  • Có năng lực nhất định về nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ vào giảng dạy và nhiệm vụ được giao;
  • Có khả năng ứng dụng CNTT và sử dụng ngoại ngữ trong thực hiện các nhiệm vụ của CDNN giảng viên (hạng III).

Giảng viên chính (hạng II) – Mã V.07.01.02

Tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng

  • Có bằng thạc sĩ trở lên liên quan đến vị trí, ngành, nghề giảng dạy;
  • Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh giảng viên

Tiêu chuẩn năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

  • Có kiến ​​thức vững chắc về các môn học được phân công giảng dạy và có kiến ​​thức nền tảng nhất định về một số môn học liên quan của chuyên ngành đào tạo được phân công;
  • Nắm vững và thực hiện có hiệu quả mục tiêu, kế hoạch, nội dung, chương trình các chuyên đề được phân công; nắm bắt kịp thời yêu cầu thực tế của công tác bồi dưỡng nghiệp vụ;
  • Chủ trì thực hiện ít nhất 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở trở lên đã qua kiểm tra nghiệm thu đạt kết quả đạt yêu cầu trở lên;
  • Chủ trì hoặc tham gia biên soạn ít nhất 01 tài liệu bồi dưỡng đã được hội đồng khoa học (do người phụ trách cơ sở giáo dục đại học thành lập hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt) nghiệm thu và đưa vào sử dụng để đào tạo phù hợp với chuyên ngành giảng dạy, chuyên ngành giảng dạy hoặc trình độ đào tạo trở lên của giảng viên có mã số chuẩn quốc tế ISBN;
  • Là tác giả của ít nhất 03 bài báo khoa học là công trình khoa học của giảng viên đăng trên tạp chí khoa học có mã số chuẩn quốc tế ISSN;
  • Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng ngoại ngữ để thực hiện nhiệm vụ của chức danh giảng viên chính hạng 2;
  • Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng CDNN giảng viên (hạng III), mã V.07.01.03 lên CDNN giảng viên chính (hạng II), mã V.07.01.02 phải có thời gian giữ CDNN giảng viên (hạng III), hoặc tương đương tối thiểu đủ 09 năm đối với người có bằng thạc sỹ, đủ 06 năm đối với người có bằng tiến sĩ; trong đó phải có ít nhất 01 năm giữ hạng CDNN giảng viên (hạng III), tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi/ xét thăng hạng.

Giảng viên cao cấp (hạng 1) – Mã V.07.01.01

Tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng

  • Có bằng tiến sĩ phù hợp với vị trí, ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy;
  • Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh giảng viên.

Tiêu chuẩn năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

  • Có kiến ​​thức chuyên sâu về các môn học được phân công giảng dạy và hiểu biết vững chắc về nhiều môn học liên quan trong chuyên ngành được phân công đào tạo;
    Nắm bắt thực trạng và xu hướng phát triển của đào tạo chuyên môn và nghiên cứu khoa học;
  • Chịu trách nhiệm chính hoàn thành ít nhất 02 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở hoặc 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp trên và được nghiệm thu đạt yêu cầu trở lên;
  • Hướng dẫn ít nhất 02 học viên được cấp bằng thạc sỹ hoặc hướng dẫn chính hoặc phụ ít nhất 01 nghiên cứu sinh được cấp bằng tiến sĩ;
  • Giảng viên bộ môn khoa học sức khỏe giảng dạy các môn học, hướng dẫn 01 học viên bảo vệ thành công luận văn chuyên môn hoặc bác sĩ nội trú được tính là hướng dẫn 01 học viên lấy bằng thạc sĩ.
  • Đối với giảng viên các chuyên ngành mỹ thuật được sử dụng 01 công trình nghiên cứu đã đoạt giải thưởng trong và ngoài nước để thay thế hướng dẫn chính hoặc phụ 01 (một) nghiên cứu sinh.
  • Đối với giảng viên không tham gia hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ thì số lượng đề tài nghiên cứu khoa học được nghiệm thu phải gấp 02 lần số lượng đề tài nghiên cứu khoa học quy định;
  • Chủ trì biên soạn ít nhất 01 sách phục vụ đào tạo, được hội đồng khoa học (do thủ trưởng cơ sở giáo dục ĐH hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt thành lập) thẩm định, nghiệm thu và đưa vào sử dụng trong đào tạo, bồi dưỡng từ trình độ đại học trở lên phù hợp với ngành, chuyên ngành giảng dạy hoặc đào tạo của giảng viên và có mã số chuẩn quốc tế ISBN;
  • Là tác giả của ít nhất 06 bài báo khoa học là công trình nghiên cứu khoa học của giảng viên đăng trên tạp chí khoa học có mã số chuẩn quốc tế ISSN;
  • Có năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng ngoại ngữ để thực hiện nhiệm vụ với chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I);
  • Người dự thi hoặc xét thăng hạng CDNN giảng viên chính mã số V.07.01.02 lên CDNN giảng viên cao cấp (hạng 1) mã V.07.01.01 phải giữ CDNN giảng viên chính hoặc tương đương ít nhất 06 năm; trong đó phải có ít nhất 01 năm giữ hạng CDNN giảng viên (hạng 2), mã V.07.01.02 tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên Đại học

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên Cao đẳng

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên Cao đẳng được quy định tại Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT. Cụ thể như sau:

Giảng viên CĐSP (hạng III) – Mã V.07.08.22

Tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng

  • Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên liên quan đến vị trí việc làm và chuyên ngành giảng dạy;
  • Có chứng chỉ NVSP (đối với giảng viên không tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc đại học sư phạm kỹ thuật);
  • Có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm.

Tiêu chuẩn năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

  • Nắm vững kiến ​​thức cơ bản của môn học giảng dạy và có kiến ​​thức tổng hợp về một số môn học có liên quan của chuyên môn đào tạo;
  • Hiểu và thực hiện đúng mục tiêu, kế hoạch, nội dung, quy trình của các môn học được phân công trong nghề đào tạo;
  • Sử dụng hiệu quả, an toàn đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học;
  • Có năng lực nghiên cứu khoa học; ứng dụng công nghệ khoa học và tiến bộ công nghệ vào giảng dạy, sản xuất và đời sống;
  • Có năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng ngoại ngữ khi thực hiện nhiệm vụ CDNN giảng viên cao đẳng sư phạm (hạng III).

Giảng viên CĐSP chính (hạng II) – Mã V.07.08.21

Tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng

  • Có bằng thạc sĩ trở lên phù hợp với vị trí, chuyên ngành và ngành giảng dạy;
  • Có chứng chỉ NVSP (đối với giảng viên không tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc đại học sư phạm kỹ thuật);
  • Có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm.

Tiêu chuẩn năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

  • Có kiến ​​thức chuyên sâu về môn học, ngành được phân công giảng dạy; có kiến ​​thức về các ngành, lĩnh vực liên quan; có kiến ​​thức vững vàng về thực hành nghề nghiệp;
  • Nắm vững thực tiễn và xu hướng phát triển của chuyên môn đào tạo và nghiên cứu khoa học; vận dụng thành thạo các kỹ năng, phương pháp giảng dạy vào giảng dạy; có năng lực đánh giá, tổng kết kinh nghiệm, phương pháp giảng dạy và truyền bá, vận dụng trong cơ sở giáo dục;
  • Chủ trì thực hiện ít nhất 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở đã nghiệm thu đạt kết quả đạt yêu cầu;
  • Chủ trì hoặc tham gia biên soạn ít nhất 01 sách phục vụ đào tạo, được hội đồng khoa học (do Thủ trưởng cơ sở hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt thành lập) thẩm định, nghiệm thu và đưa vào sử dụng trong đào tạo, bồi dưỡng từ trình độ trung cấp trở lên phù hợp với chuyên ngành giảng dạy hoặc đào tạo của giảng viên CĐSP và có mã số chuẩn quốc tế ISBN;
  • Là tác giả của ít nhất 02 (hai) bài báo khoa học là công trình khoa học của cán bộ giảng dạy trong Khoa Giáo viên đăng trên các tạp chí khoa học có mã chuẩn quốc tế ISSN;
  • Có năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng ngoại ngữ để thực hiện nhiệm vụ của chức danh nghề nghiệp giảng viên CĐSP chính (hạng II);
  • Viên chức dự thi/ xét thăng hạng CDNN giảng viên CĐSP chính (hạng II) phải có thời gian giữ CDNN giảng viên CĐSP (hạng III) hoặc tương đương tối thiểu đủ 09 năm đối với người có bằng đại học, đủ 06 năm đối với người có bằng thạc sĩ; trong đó phải có ít nhất 01 năm giữ CDN giảng viên cao đẳng sư phạm (hạng III) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

Giảng viên CĐSP cao cấp (hạng I) – Mã V.07.08.20

Tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng

  • Có bằng tiến sĩ liên quan đến vị trí công tác, ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy;
  • Có chứng chỉ NVSP (đối với giảng viên không tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc đại học sư phạm kỹ thuật);
  • Có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm.

Tiêu chuẩn năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

  • Có kiến ​​thức chuyên sâu về môn, ngành được phân công giảng dạy; có kiến ​​thức về các ngành, lĩnh vực có liên quan; hiểu biết sâu về thực tiễn nghề nghiệp, tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới của ngành, chuyên ngành được phân công giảng dạy ;
  • Nắm vững thực tiễn và xu hướng phát triển của đào tạo nghề nghiệp và nghiên cứu khoa học; vận dụng thành thạo các kỹ năng, phương pháp giảng dạy vào giảng dạy; có năng lực đánh giá, tổng kết kinh nghiệm, phương pháp giảng dạy và truyền bá, vận dụng trong cơ sở giáo dục;
  • Chủ trì thực hiện ít nhất 02  nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở hoặc 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cao hơn đã nghiệm thu với kết quả từ đạt yêu cầu trở lên;
  • Chủ trì biên soạn ít nhất 01 tài liệu đào tạo đã được hội đồng khoa học (do người phụ trách cơ sở giáo dục thành lập hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt) xét duyệt, nghiệm thu và đưa vào sử dụng. đào tạo lại từ trung cấp trở lên, phù hợp với cao đẳng chính quy Các ngành sư phạm hoặc đào tạo giáo viên, có mã số ISBN;
  • Là tác giả của ít nhất 04 (bốn) bài báo khoa học là công trình khoa học của cán bộ giảng dạy trong Khoa Giáo viên đăng trên các tạp chí khoa học có mã chuẩn quốc tế ISSN;
  • Có năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng ngoại ngữ để thực hiện nhiệm vụ của giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng I);
  • Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng lên CDNN giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng I) phải có thời gian giữ CDNN giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II) hoặc tương đương tối thiểu đủ 06 năm, trong đó phải có ít nhất 01 năm giữ chức danh giảng viên CĐSP chính (hạng II) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự/ hoặc xét thăng hạng.
Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên Cao đẳng

Học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giảng viên ở đâu?

Học viên có thể đăng ký các khóa bồi dưỡng CDNN giảng viên tại 49 trường nằm trong danh sách các trường được cấp chứng chỉ chức danh nghề nghiệp. Học viên có thể tham khảo thông tin tuyển sinh của từng đơn vị để nắm được cụ thể học phí, lịch học…

Các khóa bồi dưỡng CDNN của các trường đều xây dựng theo chương trình khung và tuân thủ quy chế tổ chức thi, cấp chứng chỉ của Bộ.

Chương trình bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giảng viên

Từ những cập nhật mới nhất về việc các hạng giáo viên sẽ dùng chung một khung chương trình đào tạo cho cả 3 hạng CDNN. Cụ thể:

Chương trình CDNN giảng viên Cao đẳng – Được quy định tại Thông tư 1078/QĐ-BGDĐT.

STT

Nội dung

Số tiết
I Phần I: Kiến thức về chính trị, quản lý nhà nước 48
1 Chiến lược phát triển giáo dục đào tạo và định hướng phát triển trường CĐSP trong giai đoạn hiện nay 16
2 Quản lý nhà nước về viên chức và viên chức giảng dạy CĐSP 12
3 Quản lý nhà nước về GDNN và quản trị trường CĐSP 12
Ôn tập và kiểm tra phần I 8
II Phần II: Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp của giảng viên CĐSP 164
4 Phát triển đội ngũ giảng viên và phát triển một số kỹ năng cơ bản trong hoạt động nghề nghiệp của giảng viên CĐSP 24
5 Đào tạo cao đẳng và phát triển chương trình đào tạo giáo viên ở trường CĐSP 20
6 Hình thức tổ chức, phương pháp dạy học và đánh giá kết quả dạy học trong trường CĐSP 28
7 Chuyển đổi số trong GDNN và phát triển của hệ thống giáo dục mở 16
8 Kiểm định chất lượng trường CĐSP 12
9 Giảng viên CĐSP với nhiệm vụ NCKH, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế trong giáo dục và đào tạo 20
10 Tư vấn, hỗ trợ người học trong hoạt động học tập và phát triển nghề nghiệp 20
11 Xây dựng môi trường văn hóa trong trường CĐSP 16
Ôn tập và kiểm tra phần II 8
III Phần III: Tìm hiểu thực tế và viết thu hoạch 24
1 Tìm hiểu thực tế 12
2 Hướng dẫn viết thu hoạch 4
3 Viết thu hoạch 8
Khai giảng, bế giảng 4
Tổng cộng: 240

Chương trình CDNN giảng viên Đại học – Được quy định tại Thông tư 1079/QĐ-BGDĐT.

STT

Nội dung

Số tiết
I Phần I: Kiến thức về chính trị, quản lý nhà nước 48
1 Đường lối, chiến lược, chính sách phát triển giáo dục và GDĐH Việt Nam trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo 12
2 Quản lý nhà nước về viên chức và viên chức giảng dạy đại học 12
3 Quản lý nhà nước về GDĐH và quản trị cơ sở GDĐH 16
Ôn tập và kiểm tra phần I 8
II Phần II: Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp của giảng viên đại học 164
4 Phát triển đội ngũ giảng viên và phát triển một số kỹ năng cơ bản trong hoạt động nghề nghiệp của giảng viên đại học 24
5 Đào tạo đại học và phát triển chương trình đào tạo đại học 20
6 Hình thức tổ chức, phương pháp dạy học và đánh giá kết quả dạy học trong cơ sở GDĐH 32
7 Chuyển đổi số trong GDĐH và phát triển mô hình giáo dục đại học mở 12
8 Kiểm định chất lượng GDĐH 12
9 Giảng viên đại học với nhiệm vụ NCKH, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế trong giáo dục đào tạo 20
10 Tư vấn, hỗ trợ người học trong hoạt động học tập và phát triển nghề nghiệp 20
11 Xây dựng môi trường văn hóa trong cơ sở GDĐH 16
Ôn tập và kiểm tra phần II 8
III Phần III: Tìm hiểu thực tế và viết thu hoạch 24
1 Tìm hiểu thực tế 12
2 Hướng dẫn viết thu hoạch 4
3 Viết thu hoạch 8
Khai giảng, bế giảng 4
Tổng cộng: 240

Tuyển sinh lớp chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên

Trường Quản trị Doanh nghiệp Việt Nam là một trong những cơ sở đào tạo CDNN giảng viên cho học viên toàn quốc. Nhà trường hiện là một trong những đơn vị triển khai các khóa đào tạo CDNN thông qua phương thức học trực tuyến linh hoạt.

Trong quá trình đào tạo và tuyển sinh, nhà trường luôn cam kết đào tạo CDNN theo đúng cơ chế chung của Bộ, hỗ trợ hàng nghìn học viên đạt các chứng chỉ chuẩn theo quy định.

Trường Quản trị Doanh nghiệp Việt Nam

Thông báo tuyển sinh khóa chức danh nghề nghiệp giảng viên

1.Đối tượng: 

  • Giảng viên đại học, cao đẳng đang công tác trong các cơ sở giáo dục công lập.
  • Giảng viên có mong muốn giữ hạng theo quy định của Bộ GD&ĐT.

2.Thời gian khai giảng: Mở lớp theo tháng, phụ thuộc và lượng học viên đăng ký.

3.Thời gian học:

  • Học ngoài giờ hành chính các ngày trong tuần.
  • Học cả ngày cuối tuần (T7, CN)

4.Hình thức học: Học với giảng viên qua Zoom, GG meet.

5.Hồ sơ đăng ký 

  • Đơn đăng ký (theo mẫu).
  • 02 ảnh 3×4 (sau ảnh ghi rõ họ tên, ngày sinh, nơi sinh).
  • Bằng cao nhất (Công chứng).
  • Quyết định tuyển dụng công chức, viên chức (Công chứng).

Hy vọng bài viết đã mang đến những thông tin mới nhất về chức danh nghề nghiệp giảng viên. Mọi thắc mắc học viên vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ:

Trường Quản Trị Doanh Nghiệp Việt Nam

  • Địa chỉ: Số 20A, Ngõ 9 Nguyễn Khang, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
  • Hotline: 0246.6609.628, 0961.189.663 (Cô Thúy), 0964.488.720 (Cô Mến), 0981.871.011 (Cô Nhung)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *