12 loại chứng chỉ tiếng anh phổ biến nhất tại Việt Nam

Câp nhật: 02/11/2023
  • Người đăng: admin
  • |
  • 4218 lượt xem

Những chứng chỉ tiếng anh tại Việt Nam gồm những loại nào? Phân biệt các chứng chỉ tiếng anh ra sao? Xếp loại chứng chỉ tiếng anh theo tính phổ biến như thế nào? Học lấy chứng chỉ tiếng anh chuẩn ở đâu? Mời bạn theo dõi bài viết của chúng tôi để giải đáp những thắc mắc trên nhé.

Chứng chỉ tiếng anh là gì?

Chứng chỉ tiếng Anh được hiểu đơn giản là loại bằng được cấp để đánh giá trình độ tiếng anh của bạn qua các kỳ thi do cơ quan có thẩm quyền tổ chức. Mỗi loại chứng chỉ tiếng anh sẽ có thời hạn sử dụng, giá trị sử dụng và khả năng ứng dụng khác nhau tùy thuộc vào từ cơ quan, tổ chức.

Tại Việt Nam, có rất nhiều loại bằng cấp tiếng Anh, có thể chia thành các loại bằng anh văn theo đơn vị cấp như sau:

  • Chứng chỉ tiếng anh trong nước: Chứng chỉ tiếng Anh trong nước: Đây là các chứng chỉ tiếng Anh được tổ chức và cấp tại Việt Nam. Các chứng chỉ này chỉ có giá trị trong nước như chứng chỉ tiếng Anh KNLNN 6 Bậc theo TT 01/2014 của Bộ GD&ĐT (hay còn gọi là Vstep).
  • Chứng chỉ tiếng anh Quốc tế: Đây là chứng chỉ do các chi nhánh, cơ quan có thẩm quyền của các tổ chức quốc tế tổ chức và cấp. Phổ biến nhất là các chứng chỉ theo khung tham chiếu Châu Âu, ví dụ như chứng chỉ CEFR, chứng chỉ Cambridge. Ngoài ra còn có các bằng chứng chỉ tiếng anh khác như TOEFL, TOEIC, IELTS…

Các chứng chỉ tiếng anh được công nhận tại Việt Nam

Để tìm hiểu thêm về các chứng chỉ anh văn, mời các bạn theo dõi nội dung bài viết. Chúng tôi sẽ cung cấp thông tin chi tiết của từng chứng chỉ để giúp bạn phân biệt từng chứng chỉ. Từ đó lựa chọn loại chứng chỉ tiếng Anh phù hợp với nhu cầu của mình.

Chứng chỉ tiếng anh KNLNN 6 Bậc VSTEP

Khung đánh giá năng lực ngoại ngữ 6 bậc (VSTEP) sẽ đánh giá năng lực và cấp chứng chỉ anh văn cho người Việt Nam. Theo Quyết định 30/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chứng chỉ năng lực ngoại ngữ A, B, C đã được bãi bỏ kể từ ngày 15/01/2020. Như vậy, những chứng chỉ năng lực tiếng anh A, B, C được cấp sau ngày 15.01.2020 sẽ không còn giá trị sử dụng. Học viên nên thay thế bằng chứng chỉ chuẩn ngoại ngữ 6 bậc (A1, A2, B1, B2, C1, C2) của VSTEP.

  • Năm ra đời: 24/01/2014 Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT
  • Đơn vị cấp chứng chỉ: Bộ Giáo dục và Đào tạo
  • Đơn vị tổ chức thi: Các đơn vị được Bộ GD&ĐT cấp phép
  • Đối tượng sử dụng: Học sinh, sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng, nghiên cứu sinh, công chức, viên chức.

Giá trị chứng chỉ tăng dần từ bậc 1 đến bậc 6 và được quy đổi cụ thể như sau:

  • Bậc 1 tương đương chứng chỉ A1
  • Bậc 2 tương đương chứng chỉ A2
  • Bậc 3 tương đương chứng chỉ B1
  • Bậc 4 tương đương chứng chỉ B2
  • Bậc 5 tương đương chứng chỉ C1
  • Bậc 6 tương đương chứng chỉ C2

Bài thi chứng chỉ tiếng anh KNLNN 6 Bậc được chia thành 2 định dạng bài thi:

  • Bài thi Bậc 2: Dùng để đánh giá năng lực ngoại ngữ cho thí sinh ở trình độ A2 qua bài thi 4 kỹ năng. Bài thi có thể được thực hiện trên giấy hoặc trên máy tính.
  • Bài thi Bậc 3-5: Dùng để đánh giá năng lực ngoại ngữ của thí sinh từ B1 đến C1 qua 4 kỹ năng. Tương tự như A2, bài thi Vstep 3-5 cũng được thực hiện trên máy tính hoặc trên giấy.
Mẫu chứng chỉ tiếng anh Vstep

Bằng anh văn khung tham chiếu châu Âu CEFR

Chứng chỉ tiếng anh khung châu Âu (CEFR) là bài thi đánh giá năng lực ngoại ngữ của Hội đồng châu Âu. CEFR là viết tắt của “Common European Framework of Reference for Languages” – là khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung của Châu Âu.

  • Năm ra đời: Tháng 11/2001
  • Đơn vị cấp chứng chỉ: Hội đồng Châu Âu
  • Thời điểm được chấp nhận sử dụng tại Việt Nam: 30/9/2008 theo Quyết định số 1400/QĐ-TTG của Thủ tướng chính
  • Đơn vị tổ chức thi: Đơn vị ủy quyền của Bright online LLC Academy như Viện Khoa học Quản lý Giáo dục hoặc hệ thống Wall Street English
  • Đối tượng sử dụng: Chứng chỉ CEFR hiện đang được áp dụng rộng rãi cho các đối tượng như sinh viên đại học chính quy để tốt nghiệp.

Ưu điểm lớn nhất của chứng chỉ tiếng anh khung châu Âu là bài thi được thực hiện trên máy tính qua hệ thống thi trực tiếp của Bright online LLC Academy. Do đó quy trình dự thi rất thuận tiện cho thí sinh đăng ký và tham gia kỳ thi.

Bài thi chứng chỉ tiếng anh khung châu Âu sẽ sử dụng một bài thi chung để đánh giá năng lực cả 6 trình độ. Thí sinh đạt mức điểm tương ứng với bậc ngoại ngữ nào sẽ được công nhận và cấp bằng tiếng anh châu Âu theo bậc ngoại ngữ đó.

  • A1 – cấp độ cơ bản: Từ 100 – 199 điểm
  • A2 – cấp độ sơ cấp: Từ 200 – 299 điểm
  • B1 – cấp độ trung cấp: Từ 300 – 399 điểm
  • B2 – cấp độ trung cao cấp: Từ 400 – 499 điểm
  • C1 – cấp độ cao cấp: Từ 500 – 599 điểm
  • C2 – cấp độ thành thạo: Từ 600 – 690 điểm

Ngoài ra, chứng chỉ anh văn khung châu Âu có thể quy đổi sang các khung ngoại ngữ khác (Ví dụ như quy đổi tương đương sang VSTEP) và được chấp nhận sử dụng cho nhiều mục đích, đối tượng.

Mẫu chứng chỉ tiếng anh CEFR

Chứng chỉ tiếng anh Cambridge

Chứng chỉ tiếng Anh Cambridge là một loạt các bài thi và chứng chỉ tiếng Anh được phát triển và quản lý bởi Đại học Cambridge. Các bài thi này được thiết kế để đánh giá trình độ tiếng Anh của người học theo các khía cạnh khác nhau và ở nhiều cấp độ khác nhau.

  • Năm ra đời: Chứng chỉ CPE (C2) ra đời năm 1913, Chứng chỉ CAE (C1) ra đời năm 1991, Chứng chỉ FCE ra đời năm 1975, PET ra đời năm 1980, chứng chỉ KET (A2) ra đời năm 1994.
  • Đơn vị cấp chứng chỉ: Hội đồng Khảo thí tiếng Anh Đại học Cambridge
  • Thời điểm được chấp nhận sử dụng tại Việt Nam: 2016
  • Đơn vị tổ chức thi: Đơn vị ủy quyền của Cambridge English như Anh Ngữ Apollo, Trung tâm tiếng Anh VUS, Apollo, ILA.
  • Đối tượng sử dụng: Sử dụng chủ yếu cho học sinh, sinh viên và người đi làm.

Chứng chỉ này được chia thành nhiều cấp độ như chứng chỉ YLE dành cho trẻ em gồm 3 bài thi Starters, Movers và Flyers; Bằng tiếng anh tổng quát tương đương khung châu Âu gồm có:

  • KET: Kỳ thi này hướng đến đối tượng là thanh thiếu niên và người lớn, tương đương với trình độ A2 Châu Âu.
  • PET: Đây là kỳ thi trình độ trung cấp dành dành cho học sinh THPT, tương đương với trình độ B1 Châu Âu.
  • FCE: Bài kiểm tra trình độ tương đương với trình độ B2 Châu Âu, cho thấy trình độ tiếng Anh của người học đủ để giao tiếp thực tế trong các công việc khác nhau.
  • CAE:Một bài kiểm tra chuyên sâu, cấp cao cho thấy bạn có những kỹ năng ngôn ngữ mà nhà tuyển dụng và trường đại học đang tìm kiếm. Bài thi này tương đương với trình độ C1 Châu Âu.
  • CPE:Công nhận trình độ tiếng Anh hoàn chỉnh của bạn trong mọi lĩnh vực cuộc sống, thậm chí so với người bản xứ. Bài thi này tương đương với trình độ C2 Châu Âu.

Tại Việt Nam, chứng chỉ tiếng anh Cambridge có thể quy đổi tương đương sang các loại chứng chỉ khác như VSTEP, CEFR… và có thể được sử dụng để thay thế cho bằng tiếng anh VSTEP trong một số trường hợp đặc biệt.

Mẫu chứng chỉ tiếng anh Cambridge

Chứng chỉ năng lực ngoại ngữ APTIS

APTIS là một bài thi tiếng Anh đa năng được phát triển bởi Hội đồng Anh (British Council). Đây là một công cụ đánh giá trình độ tiếng Anh linh hoạt, giúp các tổ chức và cá nhân xác định trình độ tiếng Anh của mình.

  • Năm ra đời: 2012
  • Đơn vị cấp chứng chỉ: Hội đồng Anh (British Council)
  • Thời điểm được chấp nhận sử dụng tại Việt Nam: 2013
  • Đơn vị tổ chức thi: Đơn vị ủy quyền của Hội đồng Anh như ETE Việt Nam, Đại học Bách khoa, Đại học Ngoại thương…

Bài kiểm tra APTIS có hình thức thi linh hoạt, đem lại khả năng ứng dụng cao vào cuộc sống. Bài thi được quy đổi trực tiếp sang Khung tham chiếu chung châu Âu (CEFR) và có thể quy đổi để xác định trình độ từ A0 đến C như sau:

  • APTIS A0: Cấp độ thấp nhất, tương tự với trình độ “Beginner” trong hệ thống khung cấu trúc CEFR. Đây là trình độ dành cho người mới bắt đầu học tiếng Anh.
  • APTIS A1: Cấp độ thấp, tương tự “Elementary” trong CEFR. Thích hợp cho người học tiếng Anh cơ bản.
  • APTIS A2: Tương tự CEFR Level A2, đây là trình độ “Pre-Intermediate” và phù hợp cho người học tiếng Anh ở mức độ trung bình thấp.
  • APTIS B1: Tương đương với CEFR Level B1, trình độ “Intermediate” là trình độ chấp nhận cho nhiều mục đích, chẳng hạn như học tập và công việc cơ bản.
  • APTIS B2: Tương tự “Upper-Intermediate” trong CEFR, là một trình độ trung bình cao. Đây thích hợp cho những người cần tiếng Anh cho công việc hoặc học tập ở mức độ cao hơn.
  • APTIS C: Đây là cấp độ cao nhất của APTIS và tương tự với “Advanced” hoặc “Proficiency” trong CEFR. Nó đánh giá khả năng sử dụng tiếng Anh ở mức độ cao, thích hợp cho những người muốn chứng minh khả năng tiếng Anh nâng cao.

Bài thi APTIS được chia ra thành 5 loại phù hợp với nhu cầu thi của nhiều đối tượng người dự thi:

  • APTIS General: Kỳ thi phổ biến nhất, được thiết kế và điều chỉnh phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, tổ chức.
  • APTIS for teens: Bài kiểm tra trình độ tiếng Anh dành cho học sinh.
  • APTIS for teens (Advanced): Phiên bản nâng cao của Bài kiểm tra chứng chỉ tiếng Anh APTIS for teens
  • APTIS for teachers: Bài kiểm tra đánh giá trình độ và năng lực tiếng Anh của giáo viên, giảng viên.
  • APTIS Advanced: Kỳ thi Nâng cao có cấu trúc tương tự kỳ thi APTIS General nhưng chuyên sâu hơn và đánh giá trình độ tiếng Anh B1, B2, C1, C2 của thí sinh (theo khung tham chiếu Châu Âu).

Đến nay, chứng chỉ APTIS cũng dần trở nên phổ biến hơn và được sử dụng chủ yếu cho đối tượng học sinh, sinh viên. Thời hạn chứng chỉ cũng là một ưu điểm đối với loại văn bằng tiếng anh này bởi nó có giá trị vĩnh viễn. Nhiều trường đại học đã sử dụng APTIS là một trong các bài thi quốc tế để xét chuẩn đầu ra tốt nghiệp.

Mẫu chứng chỉ APTIS

Chứng chỉ tiếng anh IELTS

IELTS được hiểu là International English Language Testing System. Đây là hệ thống bài kiểm tra kỹ năng tiếng anh bao gồm cả 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết. Kỳ thi IELTS được điều hành bởi ba đơn vị: Tổ chức ESOL của Đại học Cambridge, Hội Đồng Anh (British Council) và tổ chức giáo dục IDP của Úc.

  • Năm ra đời: 1989
  • Đơn vị cấp chứng chỉ: Được đồng tổ chức và điều hành bởi ba tổ chức ESOL của Đại học Cambridge (University of Cambridge ESOL), Hội đồng Anh (British Council) và tổ chức giáo dục IDP của Úc
  • Thời điểm được chấp nhận sử dụng tại Việt Nam: Từ thập kỷ 1990
  • Đơn vị tổ chức thi: Đơn vị ủy quyền của hai đơn vị IDP và Hội đồng Anh.
  • Đối tượng sử dụng: Sinh viên đại học, cao học, du học sinh, người làm việc tại nước ngoài.

Chứng chỉ IELTS đánh giá đầy đủ 4 kỹ năng nghe, nói, đọc và viết của người học. Kỳ thi IELTS có hai dạng bài thi là Academic (học thuật) và General training module (đơn vị đào tạo chung). Trong đó Academic có độ khó cao hơn General rất nhiều, đòi hỏi bạn phải có vốn tiếng Anh đa dạng và khả năng sử dụng tiếng Anh linh hoạt.

Điểm IELTS phản ánh trình độ tiếng Anh được sử dụng trong học tập và nghiên cứu học thuật. Trình độ tiếng Anh dựa trên thang điểm IELTS bao gồm:

  • Dưới 3.0: Về cơ bản không đủ khả năng tiếng Anh để học tập và nghiên cứu.
  • 3.0 đến dưới 5.0: Bước đầu có thể đọc, nghe hiểu được một số nội dung đơn giản.
  • 5.0 đến 6.0: Ngôn ngữ được sử dụng khá hiệu quả, mặc dù có nhiều lĩnh vực chưa cụ thể, chưa phù hợp, chưa hiểu nhiều.
  • 6,5 đến 7,5: Nắm vững ngôn ngữ nhưng đôi khi áp dụng chưa chính xác trong một số tình huống.
  • 8.0 đến 9.0: Hoàn toàn thông thạo ngôn ngữ, thỉnh thoảng chỉ mắc một số lỗi nhỏ, không phù hợp nhưng các lỗi này chưa mang tính hệ thống.

Tại Việt Nam, bằng IELTS được sử dụng chủ yếu cho nhu cầu học tập và làm việc, đặc biệt là những đối tượng có nhu cầu du học và làm việc tại nước ngoài. Ngoài ra, IELTS còn được sử dụng thay thế bằng tiếng anh VSTEP và một số chứng chỉ khác trong những trường hợp đặc biệt (Ví dụ như kỳ thi tuyển công chức, kỳ thi nâng hạng của viên chức…)

Chứng chỉ tiếng anh IELTS

Chứng chỉ tiếng anh TOEIC

TOEIC là viết tắt của “Test of English for International Communication”, là loại chứng chỉ giao tiếp dùng cho người đi làm và đặc biệt phù hợp với những ai làm việc trong môi trường quốc tế. Trong những năm gần đây, chứng chỉ TOEIC được sử dụng rất phổ biến và được nhiều công ty lựa chọn làm tiêu chuẩn tuyển dụng.

  • Năm ra đời: 1979
  • Đơn vị cấp chứng chỉ: Viện Khảo thí Giáo dục (ETS – Educational Testing Service), Hoa Kỳ
  • Thời điểm được chấp nhận sử dụng tại Việt Nam: Đầu năm 2000
  • Đơn vị tổ chức thi: Các văn phòng của IIG, đơn vị được ETS ủy quyền
  • Đối tượng sử dụng: Học sinh, sinh viên, người cần sử dụng tiếng anh trong môi trường giao tiếp, học tập và làm việc quốc tế.

Nội dung thi chứng chỉ TOEIC được đánh giá khá dễ khi chỉ có 2 phần là Listening và Reading. Ngoài ra, còn có bài thi TOEIC Speaking & Writing để đánh giá khả năng nói và viết. Điểm tối đa cho một bài thi TOEIC là 990 điểm, và các mức điểm này tương đương với khả năng sử dụng tiếng Anh như sau:

  • TOEIC 100 điểm – 300 điểm: Trình độ cơ bản, cho thấy khả năng giao tiếp tiếng Anh còn yếu.
  • TOEIC 300 điểm – 450 điểm: Ở mức này, bạn có khả năng hiểu và giao tiếp tiếng Anh ở mức trung bình. Đây thường là yêu cầu đối với học viên tốt nghiệp các trường nghề hoặc tốt nghiệp từ các trường cao đẳng.
  • TOEIC 450 điểm – 650 điểm: Ở mức này, bạn có khả năng giao tiếp tiếng Anh ở mức khá. Đây là mức điểm chung cho sinh viên tốt nghiệp Đại học với hệ đào tạo kéo dài 4-5 năm.
  • TOEIC 650 điểm – 850 điểm: Ở mức này, bạn có khả năng giao tiếp tiếng Anh ở mức tốt. Thường là yêu cầu cho các vị trí quản lý cấp trung và cao cấp, cũng như giám đốc trong môi trường làm việc quốc tế.
  • TOEIC 850 điểm – 990 điểm: Với mức điểm này, bạn có khả năng giao tiếp tiếng Anh rất tốt và sử dụng tiếng Anh gần như thành thạo, ngay cả khi tiếng Anh không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn. Điều này thường áp dụng cho những người làm việc trong môi trường quốc tế và cần giao tiếp chuyên sâu.

Tương tự như chứng chỉ IELTS, bằng TOEIC cũng có thể quy đổi tương đương sang KNLNN 6 Bậc, khung tham chiếu châu Âu… và sử dụng thay thế cho các chứng chỉ này trong một số trường hợp.

Chứng chỉ tiếng anh TOEIC

Bằng tiếng anh TOEFL

TOEFL là chữ viết tắt của Test of English as a Foreign Language. Đây là bài kiểm tra trình độ tiếng anh của Viện Khảo Thí Giáo Dục Hoa Kỳ. Đây là bài thi tiếng Anh được thiết kế nhằm đánh giá khả năng sử dụng và hiểu tiếng Anh trong môi trường học thuật.

  • Năm ra đời: 1964
  • Đơn vị cấp chứng chỉ: Viện Khảo thí Giáo dục (ETS – Educational Testing Service), Hoa Kỳ
  • Thời điểm được chấp nhận sử dụng tại Việt Nam: Đầu năm 2000
  • Đơn vị tổ chức thi: Các văn phòng của IIG, đơn vị được ETS ủy quyền
  • Đối tượng sử dụng: Học sinh, sinh viên, du học sinh, người làm việc trong các môi trường học thuật.

TOEFL có một số dạng bài thi khác nhau dành cho các mục đích và đối tượng thí sinh khác nhau. Dưới đây là một số dạng chính của bài thi TOEFL:

  • TOEFL iBT: Đây là dạng phổ biến và phổ quát nhất của bài thi TOEFL. Nó được thi qua mạng Internet và đánh giá 4 kỹ năng chính: Nghe, Đọc, Viết, Nói.
  • TOEFL PBT: Dạng bài thi này dựa trên giấy và được cung cấp ở một số nơi trên thế giới. Nó đánh giá 3 kỹ năng: Nghe, Đọc, Viết.
  • TOEFL ITP: Thường được sử dụng nội bộ bởi các trường học và tổ chức để đánh giá kỹ năng tiếng Anh của học sinh và công chức, viên chức. TOEFL ITP 450 được quy đổi tương đương A2 và được sử dụng trong nhiều mục đích.
  • TOEFL Primary và TOEFL Junior: Đây là phiên bản TOEFL dành riêng cho học sinh từ 8-11 tuổi. Hai loại chứng chỉ này không có giá trị với học sinh, sinh viên đại học hoặc du học.

Bằng tiếng anh TOEFL được sử dụng rất phổ biến tại Việt Nam và có giá trị sử dụng trong 2 năm. Dù TOEFL chủ yếu dành cho môi trường học thuật, nhưng nó vẫn được một số tổ chức và doanh nghiệp tại Việt Nam công nhận và sử dụng như một chứng chỉ tương đương bằng tiếng anh VSTEP và tiếng anh Châu Âu.

Bằng tiếng anh TOEFL

Chứng chỉ tiếng anh PTE

Chứng chỉ PTE (Pearson Test of English) là một tiêu chuẩn đánh giá trình độ tiếng Anh được chấp nhận ở nhiều nước trên thế giới cho nhiều mục đích như học tập, công việc, và di cư. Dù có thể sử dụng song song và thay thế cho IELTS hay TOEFL, nhưng PTE Academic ít phổ biến hơn.

  • Năm ra đời: 2009
  • Đơn vị cấp chứng chỉ: Pearson Education
  • Thời điểm được chấp nhận sử dụng tại Việt Nam: 2014
  • Đơn vị tổ chức thi: Trung tâm thi PTE Academic tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Chứng chỉ PTE có ba phiên bản, mỗi phiên bản phục vụ các đối tượng có mục đích sử dụng khác nhau:

  • PTE General: Được thiết kế cho những ai muốn học, làm việc, và di cư. PTE General bao gồm sáu cấp độ chính, từ Elementary (A2) đến Proficient (C2).
  • PTE Academic:Là dạng bài thi chính và phổ biến nhất của PTE. Nó được chấp nhận rộng rãi cho việc du học và làm việc tại các trường học và tổ chức trên khắp thế giới. Điểm số và kết quả dựa trên Khung cấp độ chung châu Âu (CEFR) và được chấm tự động.
  • PTE Young Learns: Là dạng bài thi dành cho học sinh tiểu học và học trung học cơ sở. Nó chia thành ba cấp độ: Firstwords (A1), Springboard (A2), và Quickmarch (B1).
Chứng chỉ tiếng anh PTE

Bằng tiếng anh SAT

SAT, viết tắt của “Scholastic Aptitude Test”, là một chứng chỉ tiêu chuẩn thường được yêu cầu trong quá trình tuyển sinh của nhiều trường Cao đẳng và Đại học ở Mỹ.

  • Năm ra đời: 1926
  • Đơn vị cấp chứng chỉ: Được quản lý bởi tổ chức College Board và được phát triển bởi Viện Khảo thí Giáo dục Hoa Kỳ (ETS)
  • Đơn vị tổ chức thi: Các văn phòng của IIG, đơn vị được ETS ủy quyền.
  • Đối tượng sử dụng: Học sinh, sinh viên các trường đại học tại Mỹ, du học sinh Mỹ.

Mục tiêu chính của SAT là xác định mức độ sẵn sàng của học sinh khi tham gia vào chương trình giáo dục Đại học. Nó cũng giúp các trường Đại học có một tiêu chí chuẩn để so sánh các ứng viên. Về cơ bản, có hai phiên bản của kỳ thi SAT:

  • SAT I (hay còn gọi là SAT Reasoning): Được coi là yêu cầu cần thiết khi xét tuyển tại nhiều trường Đại học tại Mỹ.
  • SAT II (hoặc SAT Subject Test): Dùng để đánh giá kiến thức chi tiết của học sinh trong một lĩnh vực hoặc môn học nhất định.
Bằng tiếng anh SAT

Chứng chỉ ngoại ngữ Linguaskill

Linguaskill là một bài thi tiếng Anh được phát triển bởi Cambridge Assessment English. Bài thi này sử dụng công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) để đánh giá khả năng sử dụng tiếng Anh của thí sinh trong môi trường làm việc và học tập.

  • Năm ra đời: 2017
  • Đơn vị cấp chứng chỉ: Đại học Cambridge
  • Đơn vị tổ chức thi: Các văn phòng của IIG, đơn vị được ETS ủy quyền
  • Đối tượng sử dụng: Giáo viên các khối mầm non Tiểu học, THCS, THPT…; Sinh viên các trường Đại học; Thạc sĩ và Tiến sĩ (Ban hành tại thông tư 18/2021/TT-BGDĐT, Thông tư 23/2021/TT-BGDĐT); Công chức, viên chức nhà nước…

Linguaskill có khả năng đánh giá từng kỹ năng tiếng Anh một cách độc lập, bao gồm Nghe, Đọc, Viết và Nói. Thí sinh có thể chọn thi toàn bộ hoặc chỉ một vài kỹ năng tùy theo nhu cầu. Chứng chỉ Linguaskill đưa ra kết quả dựa trên Khung tham chiếu chung châu Âu (CEFR), giúp người học dễ dàng xác định trình độ tiếng Anh của mình.

Mẫu chứng chỉ Linguaskill của Trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên

Chứng chỉ giảng dạy TESOL

Chứng chỉ giảng dạy TESOL (Teaching English to Speakers of Other Languages) là một bằng cấp chuyên nghiệp dành cho những người muốn dạy tiếng Anh cho người nói ngôn ngữ khác.

  • Năm ra đời: 1960
  • Đơn vị cấp chứng chỉ: TESOL International Association
  • Đơn vị tổ chức thi: British Council, Trung tâm UNESCO-CEP, Đại học Sư phạm TP HCM, Đại học Hà Nội, Trung tâm Talent – American TESOL ATI..
  • Đối tượng sử dụng: Gia sư, giáo viên tiếng Anh, du học sinh…

Chứng chỉ giảng dạy TESOL không phân chia thành các cấp độ cụ thể giống như chứng chỉ tiếng Anh (như TOEFL hoặc IELTS). Thay vào đó, có nhiều chứng chỉ và khóa học TESOL khác nhau được cung cấp bởi các tổ chức khác nhau với mục tiêu và nội dung khác nhau.

  • TESOL Certificate: Đây là chứng chỉ cơ bản dành cho người mới bắt đầu trong lĩnh vực giảng dạy tiếng Anh. Khóa học này thường tập trung vào cách thiết kế bài giảng, phương pháp giảng dạy, và quản lý lớp học.
  • CELTA: Là một chứng chỉ quốc tế do Cambridge Assessment English cung cấp. Đây là một khóa học rất phổ biến cho người muốn trở thành giảng viên tiếng Anh chuyên nghiệp. Khóa học này là một chứng chỉ có uy tín và độ khó tương đương với một khóa học cao cấp.
  • DELTA: Là một bước tiến sau CELTA và cung cấp kiến thức và kỹ năng sâu rộng hơn trong việc giảng dạy tiếng Anh cho người lớn. Nó được xem là một chứng chỉ cao cấp trong lĩnh vực TESOL.
  • TESOL Master’s Degree: Nhiều trường đại học cung cấp các chương trình thạc sĩ (Master’s) trong lĩnh vực TESOL. Đây là một lựa chọn nếu bạn muốn theo đuổi sự nghiên cứu và nâng cao kỹ năng giảng dạy của mình.

Bằng TESOL được công nhận và sử dụng rộng rãi trên 80 quốc gia, được chấp nhận bởi hơn 1000 trường học, trung tâm ngoại ngữ trên toàn thế giới. Là chứng chỉ có giá trị vĩnh viễn, TESOL giúp người sở hữu tiết kiệm thời gian, chi phí và đem lại nhiều lợi ích thiết thực.

Chứng chỉ giảng dạy TESOL

Bằng cử nhân tiếng Anh

Ngoài các bằng cấp trong tiếng anh kể trên, còn có một loại bằng tiếng anh có giá trị vĩnh viễn đó chính là bằng cử nhân tiếng anh. Bằng này được cấp bởi các trường đại học có thẩm quyền được quản lý bởi Bộ GD&ĐT. Bằng cử nhân tiếng anh là tấm bằng duy nhất có giá trị sử dụng vĩnh viễn tại Việt Nam. Đây là tấm bằng có giá trị trong việc mở ra cho các bạn sinh viên những cơ hội việc làm tốt trong tương lai.

Tuy nhiên, bằng cử nhân tiếng anh có nhược điểm là thời gian đào tạo khá lâu (từ 2-4 năm) và tính ứng dụng chưa cao. Do đó chưa thực sự phổ biến và đáp ứng được hết nhu cầu sở hữu các loại bằng cấp tiếng anh của học viên.

Bằng cử nhân ngôn ngữ Anh

Học chứng chỉ tiếng anh ở đâu?

Từ sự đa dạng bằng anh văn tại Việt Nam, có thể thấy chứng chỉ tiếng Anh là một trong những văn bằng quan trọng cần có để đáp ứng yêu cầu của một số trường đại học hoặc các ngành nghề có liên quan. Tuy nhiên không phải ai cũng có đủ thời gian và kiến thức để thực hiện thi tiếng Anh đạt kết quả theo yêu cầu.

Chính vì vậy, Trường Quản Trị Doanh Nghiệp Việt Nam đã mang đến cho học viên các khóa học, thi chứng chỉ tiếng Anh KNLNN 6 Bậc, chứng chỉ khung Châu Âu, chứng chỉ TOEFL, APTIS….

  • Với đội ngũ giảng viên chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm trong việc luyện thi đến từ các trường đại học chuyên ngữ hàng đầu Việt Nam như Đại Học Ngoại ngữ – Đại học Quốc Gia Hà Nội, Đại Học Hà Nội,… Nhà trường cam kết đem tới chất lượng đào tạo vượt trội và giúp học viên thi đạt chứng chỉ nhanh chóng.
  • Học viên được tư vấn và hỗ trợ kỹ lưỡng để chọn ra các bằng cấp trong tiếng anh phù hợp với nhu cầu. Từ đó lên kế hoạch và ôn tập bài bản, phù hợp nhất cho từng đối tượng học viên.
  • Khóa ôn tập sử dụng tài liệu chuyên biệt được biên soạn tỉ mỉ, bám sát cấu trúc từng bài thi. Cung cấp miễn phí cho học viên kèm bộ đề thi thử được sưu tầm từ các kỳ thi gần nhất.
  • Thời gian tổ chức khóa học vào buổi tối các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6 hoặc cả ngày thứ 7 và chủ nhật. Hỗ trợ học viên tham gia đầy đủ khóa học và nắm chắc kiến thức để hoàn thiện bài thi.

Một số câu hỏi thường gặp về các loại bằng tiếng anh

1/ Các loại chứng chỉ tiếng anh có thời hạn bao lâu?

Trên thực tế, hầu hết các loại chứng chỉ tiếng anh đều không ghi thời hạn sử dụng trên phôi bằng. Thời gian sử dụng của các chứng chỉ thường phụ thuộc vào đơn vị cấp và nơi sử dụng chứng chỉ. Dưới đây là thông tin về thời hạn của từng loại chứng chỉ năng lực ngoại ngữ:

Phân loại Thời hạn
Chứng chỉ tiếng anh KNLNN 6 Bậc VSTEP Từ 1-2 năm tùy theo đơn vị sử dụng
Chứng chỉ tiếng anh CEFR Từ 1-2 năm tùy theo đơn vị sử dụng
Chứng chỉ tiếng anh Cambridge Không có thời hạn
Chứng chỉ tiếng anh APTIS Không có thời hạn
Chứng chỉ tiếng anh IELTS 2 năm
Chứng chỉ tiếng anh TOEIC 2 năm
Chứng chỉ tiếng anh TOEFL 2 năm
Chứng chỉ tiếng anh PTE Từ 2-3 năm tùy theo đơn vị sử dụng
Bằng tiếng anh SAT 5 năm
Chứng chỉ ngoại ngữ Linguaskill Không có thời hạn
Chứng chỉ giảng dạy TESOL Không có thời hạn
Bằng cử nhân tiếng Anh Không có thời hạn

2/ Các chứng chỉ tiếng anh thông dụng để đi xin việc là loại nào?

Tại Việt Nam, các chứng chỉ tiếng anh thông dụng dễ xin việc nhất đó là: Chứng chỉ VSTEP, chứng chỉ tiếng anh châu Âu, Chứng chỉ IELTS, TOEIC…

3/ Xếp loại chứng chỉ tiếng anh theo mức độ phổ biến

Dưới đây là cách xếp loại chứng chỉ tiếng anh theo mức độ phổ biến tại Việt Nam:

  1. Chứng chỉ tiếng anh KNLNN 6 Bậc VSTEP
  2. Chứng chỉ tiếng anh CEFR
  3. Chứng chỉ tiếng anh Cambridge
  4. Chứng chỉ tiếng anh IELTS
  5. Chứng chỉ tiếng anh TOEIC
  6. Chứng chỉ tiếng anh TOEFL
  7. Chứng chỉ tiếng anh APTIS
  8. Bằng cử nhân tiếng Anh
  9. Chứng chỉ tiếng anh PTE
  10. Bằng tiếng anh SAT
  11. Chứng chỉ ngoại ngữ Linguaskill
  12. Chứng chỉ giảng dạy TESOL

4/ Những chứng chỉ tiếng anh nào có thể thay thế cho nhau?

Tại Việt Nam sử dụng chủ yếu là chứng chỉ tiếng anh VSTEP và CEFR. Các chứng chỉ này có thể quy đổi sang rất nhiều loại chứng chỉ tiếng anh khác và có thể được sử dụng để thay thế cho nhau trong nhiều trường hợp. Cụ thể như:

  • Chứng chỉ VSTEP có thể thay thế bằng chứng chỉ CEFR khi sử dụng cho cán bộ, công nhân viên chức, sinh viên, nghiên cứu sinh, người đi làm.
  • Chứng chỉ VSTEP và CEFR có thể thay thế bằng chứng chỉ IELTS để xét tốt nghiệp THPT và đáp ứng đầu vào đại học ở một số trường đại học…
  • Chứng chỉ VSTEP, CEFR có thể quy đổi tương đương và thay thế bằng chứng chỉ TOEIC, TOEFL trong một số cơ quan, đơn vị chấp thuận sử dụng chứng chỉ tương đương….
  • Chứng chỉ VSTEP, CEFR, Cambridge được quy đổi và có thể thay thế cho nhau trong một số trường hợp được cơ quan, đơn vị sử dụng chứng chỉ chấp thuận…

Hy vọng với những thông tin về chứng chỉ năng lực tiếng anh mà chúng tôi cung cấp. Bạn đã có thêm thông tin và lựa chọn được chứng chỉ tiếng anh phù hợp cho mục đích cá nhân. Mọi thắc mắc về các loại chứng chỉ ngoại ngữ, các khóa học chứng chỉ tiếng anh, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *