Văn bằng 2 tiếng Anh Đại học Đông Đô đào tạo trái phép 2021

Câp nhật: 25/03/2023
  • Người đăng: Tra Mi
  • |
  • 19 lượt xem

Nhắc đến Đại học Đông Đô, hẳn ai cũng nhớ đến vụ làm văn bằng 2 tiếng Anh trái phép. Nhiều thạc sĩ, tiến sĩ sử dụng bằng cấp và phải gánh chịu nhiều hậu quả nghiêm trọng. Hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết dưới đây.

Đại học Đông Đô cấp văn bằng 2 tiếng Anh trái phép

Đại học Đông Đô không phải là một trường đại học có thế mạnh về đào tạo ngoại ngữ, nhưng trong thời điểm 2017-2019, hệ đào tạo văn bằng 2 tại đây được rất nhiều người lựa chọn. Vào cuối tháng 11/2020 Bộ GD&ĐT đã có thông tin chính thức về những sai phạm trong đào tạo văn bằng 2 ngôn ngữ Anh Đại học Đông Đô.

Bộ GD&ĐT cho biết, việc đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh của các cơ sở giáo dục đại học và thông báo xác nhận chỉ tiêu tuyển sinh nằm trong quy trình báo cáo và xây dựng kế hoạch nhiệm vụ hàng năm.

Từ năm 2017, Bộ Kế hoạch – Tài chính (Bộ GD&ĐT) được giao nhiệm vụ rà soát, kiểm tra năng lực đào tạo, công bố và xác nhận tổng chỉ tiêu năng lực tuyển sinh của các trường, đảm bảo năng lực đào tạo theo 2 tiêu chuẩn quy định. Vì đây là đợt xét năng lực đào tạo nên quy định và thông báo không chi tiết cho từng ngành đào tạo. Cụ thể với ĐH Đông Đô, Vụ Kế hoạch – Tài chính chưa năm nào thông báo chỉ tiêu của ngành Ngôn ngữ Anh.

Từ năm 2015 đến 2019, trường đăng ký đầy đủ chỉ tiêu văn bằng 2 trong tổng tuyển sinh nhưng không làm thủ tục đăng ký văn bằng 2 tiếng Anh theo quy định, mặc dù trường đã chính thức đào tạo văn bằng 1 từ năm 1995.

Từ năm 2019 trở về trước, hình thức tuyển sinh của Bộ GD&ĐT chỉ quy định xét tuyển đại học chính quy đối với thí sinh tốt nghiệp THPT và trình độ tương đương, nhưng trường tự đặt chỉ tiêu xét tuyển các văn bằng 2 trong phần phụ lục đề án.

Bộ GD&ĐT cho biết, sau khi phát hiện dấu hiệu sai phạm nghiêm trọng tại Đại học Đông Đô, Bộ GD&ĐT đã có ngay công văn gửi Bộ Công an, đề nghị điều tra làm rõ sự việc, có giải pháp mạnh để đảm bảo an ninh văn hóa, giáo dục.

Đại học Đông Đô cấp văn bằng 2 tiếng Anh trái phép

Đại học Đông Đô cấp văn bằng 2 tiếng Anh giả như thế nào?

Theo kết quả điều tra của Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an, từ tháng 4/2017, lãnh đạo trường Đại học Đông Đô đã ký thông báo tuyển sinh văn bằng 2 ngành tiếng Anh cho các tổ chức, cá nhân, đồng thời hỗ trợ tuyển sinh với 15 cơ sở đào tạo tuyển sinh. Tổng cộng có 3.527 sinh viên đã đăng ký vào 12 sơ sở và tổng số tiền nộp cho Đại học Đông Đô hơn 24,2 tỷ đồng.

Ngoài số lần hợp thức hóa hồ sơ, tài liệu đã xác minh cấp bằng giả cho 118 người, trường còn cấp 193 bằng cử nhân tiếng Anh giả cho người chưa qua tuyển sinh, đào tạo hoặc chưa đủ điều kiện cấp bằng.

Trong số 193 bằng giả do trường sở tại cấp, có 60 bằng giả được sử dụng, 55 bằng được sử dụng để nộp hồ sơ tuyển sinh sau đại học hoặc bảo vệ luận án tiến sĩ, 1 bằng được sử dụng để thi nâng ngạch thanh tra viên, 1 trường hợp để thi công chức, 2 trường hợp khai vào hồ sơ cán bộ, 1 trường hợp dùng để nộp hồ sơ xét tuyển thạc sĩ.

Một chuyên gia ĐH cho hay, tại ĐH Đông Đô có những lớp học thật để che mắt cho những lớp học “ma”, nơi học viên cần đủ bằng cấp, đủ tiêu chuẩn hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Nguyên nhân trường không phát hiện ra là bằng do trường đại học Đông Đô cấp không phải bằng giả, là bằng thật nhưng chất lượng là giả, tư cách pháp nhân của văn bằng nói trên là giả.

Đại học Đông Đô cấp văn bằng 2 tiếng Anh giả như thế nào?

Hậu quả khi sử dụng văn bằng 2 tiếng Anh Đại học Đông Đô

Bộ GD&ĐT nhận định sẽ kiên quyết xử lý các trường hợp sử dụng bằng cấp được cấp sai quy định. Đồng thời thu hồi, hủy bỏ các văn bằng này. Không có trường hợp ngoại lệ.

Việc xử lý người sử dụng văn bằng 2 tiếng Anh tiếng Anh giả của Đại học Đông Đô phải bị truy cứu trách nhiệm hành chính hoặc xử lý hành chính căn cứ vào thời gian sử dụng, mức độ hành vi và hậu quả. Theo chia sẻ của một số luật sư có thể chia những người này làm ba nhóm đối tượng:

  • Những người không thi tuyển, không tham gia học nhưng có bằng: Đồng nghĩa với việc mua bằng cấp. Về mặt hình thức, đây là việc làm giả con dấu, chữ ký và phôi bằng và tất nhiên chúng không có giá trị. Đối với cán bộ, công chức nếu sử dụng bằng giả sẽ bị xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc, người biết bằng giả mà vẫn sử dụng vào mục đích trái pháp luật sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
  • Người học thật, thi thật: Nhóm đối tượng này là nạn nhân của trường Đại học Đông Đô.
  • Thi thật nhưng chưa được cấp bằng: Theo kết luận điều tra, trường đã tuyển hơn 3.000 người, thu nhập hơn 24 tỷ đồng. Đây là nhóm nạn nhân rất đông, dựa vào thông tin tuyển sinh của trường và sự giới thiệu của các trung tâm liên kết để nộp hồ sơ, thi tuyển. Số tiền nhà trường thu được của nhóm nạn nhân này rất lớn, phải có phương án trả lại. Nếu không, cần xét tới một tội danh khác là lừa đảo hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Đối với bị cán tổ chức mua bán bằng cấp giả sẽ xem xét trách nhiệm hình sự trên cơ sở kết luận điều tra của cơ quan điều tra. Danh sách các đối tượng bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong vụ án làm bằng giả của trường Đại học Đông Đô gồm:

  • Dương Văn Hòa (cựu hiệu trưởng trường Đại học Đông Đô)
  • Trần Kim Oanh (cựu phó hiệu trưởng)
  • Lê Ngọc Hà (phó hiệu trưởng)
  • Trần Ngọc Quang (phó trưởng phòng quản lý đào tạo và quản lý sinh viên) và 6 bị can khác.

Từ những hậu quả trong việc mua bán văn bằng 2 tiếng Anh, chúng tôi khuyên bạn hãy lựa chọn cho mình một đơn vị đào tạo ngoại ngữ, đào tạo văn bằng 2 uy tín. Chúc bạn sớm sở hữu văn bằng 2 tiếng Anh chuẩn Bộ GD&ĐT!