Cán bộ là gì? Luân chuyển, điều động, biệt phái cán bộ là gì?
Định nghĩa cán bộ là gì? Vai trò, nhiệm vụ của cán bộ gồm những gì? Luân chuyển cán bộ là gì? Điều động, biệt phái cán bộ là gì? Đây là những hỏi thường gặp xoay quanh đến cán bộ. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những thông tin cụ thể nhất về cán bộ.
Cán bộ là gì?
Tại khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008, cách hiểu về cán bộ như sau:
Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ tại cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, trong biên chế và được hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Xem thêm: Hướng dẫn chuyển ngạch viên chức theo quy định mới
Vai trò của cán bộ
Muốn xây dựng được nhà nước vững mạnh, có thể sánh vai với cường quốc năm châu, Việt Nam cần xây dựng hệ thống gốc vững chắc, chính là từ việc xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ, hay công tác cán bộ – một trong những khâu quan trọng nhất trong quá trình xây dựng Đảng.
Cán bộ, công chức là một bộ phận không thể thiếu của nền hành chính quốc gia, là chủ thể quan trọng trong quá trình cải cách hành chính. Đội ngũ này có nhiệm vụ tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, điều hành mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính nhà nước.
Có thể thấy rằng cán bộ có vai trò hết sức quan trọng đối với sự thành bại của bộ máy nhà nước, cán bộ sẽ là những người sẽ góp phần thực hiện được những mục tiêu xây dựng đất nước được nhân dân tín nhiệm gửi gắm vào những cán bộ ưu tú, có đủ khả năng gánh vác những nhiệm vụ quan trọng này.
Xem thêm: Công chức sẽ được cắt giảm những chứng chỉ nào từ ngày 01/08/2021?
Quyền và nghĩa vụ của cán bộ
Là một người cán bộ sẽ được hưởng những quyền lợi sau đây:
Quyền của cán bộ khi thi hành công vụ
- Giao quyền tương xứng với nhiệm vụ.
- Bảo đảm các trang thiết bị và các điều kiện làm việc khác theo quy định của pháp luật.
- Nắm thông tin liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Được đào tạo,rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị, phẩm chất chuyên môn, nghiệp vụ.
- Được pháp luật bảo vệ khi thi hành công vụ.
Quyền đối với tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương
- Nhà nước bảo đảm tiền lương tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn được giao và phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của Nhà nước. Cán bộ, công chức công tác ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc ngành, nghề có điều kiện môi trường đặc biệt, môi trường nguy hiểm được hưởng chế độ trợ cấp, chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
- Quyền được trả lương làm thêm giờ, làm đêm, công tác phí và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
Quyền nghỉ ngơi của cán bộ
- Cán bộ, công chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của Luật lao động.
- Cán bộ, công chức chưa sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm do nhu cầu công việc thì ngoài tiền lương được thanh toán tiền lương tương ứng với tiền lương nghỉ hàng năm.
- Bảo đảm quyền của cán bộ, công chức được học tập, nghiên cứu khoa học và tham gia các hoạt động kinh tế, xã hội;
- Được hưởng các chính sách ưu đãi về nhà ở, phương tiện đi lại, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật, nếu bị thương hoặc hy sinh trong khi thi hành công vụ thì được thì được xem xét hưởng chế độ, chính sách thương binh và công nhận là liệt sĩ và các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ của cán bộ đó chính là:
- Đối với Đảng, Nhà nước và toàn nhân dân: Tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, bằng mọi giá phải giữ vững danh dự của Tổ quốc và lợi ích của toàn dân tộc;Tôn trọng nhân dân, hết lòng phục vụ nhân dân
- Trên cương vị là người đứng đầu, cán bộ có nghĩa vụ: Chỉ đạo tổ chức thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của đơn vị, tổ chức, cơ quan; Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng, quan liêu; thực hiện chính sách tiết kiệm, chống lãng phí;
- Hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu như để xảy ra sự việc tham nhũng, lãng phi hay tình trạng quan liêu tại đơn vị, cơ quan, tổ chức của mình. Ngoài ra, cán bộ còn có thêm nghĩa vụ khác được quy định trong Luật cán bộ, công chức hiện hành.

Xem thêm: Công chức là gì? Hướng dẫn phân loại, điều kiện thi tuyển theo quy định mới
Điều động, biệt phái, luân chuyển cán bộ là gì?
Trong quá trình công tác, căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch, cán bộ, công chức được luân chuyển, điều động, biệt phái trong hệ thống các cơ quan của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị – xã hội. Tuy nhiên, có rất nhiều người chưa phân biệt được những khái niệm này.
Điều động cán bộ là gì?
Điều động là việc cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển từ cơ quan, tổ chức, đơn vị này đến làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo quy định tại khoản 10 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức 2008.
Luân chuyển cán bộ là gì?
Luân chuyển là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý được cử đi hoặc bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một khoảng thời gian nhất định để tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ được quy định tại khoản 11 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức 2008).
Cán bộ biệt phái là gì
Là việc cán bộ tại cơ quan, tổ chức, đơn vị này được cử đến làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ. Hoặc cán bộ viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập được cử đi làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ trong một thời gian nhất định

Phân biệt luân chuyển, điều động, biệt phái cán bộ
Có lẽ những khái niệm này ai cũng đã từng nghe qua nhưng lại ít có ai hiểu rõ và phân biệt được từng loại. Thực chất những việc này cùng để diễn tả việc chuyển cán bộ đi làm một công việc, nhiệm vụ khác nhưng giữa chúng có những điểm khác nhau khá rõ rệt. Thể hiện qua những yếu tố sau:
Thẩm quyền điều động
- Chủ thể có thẩm quyền điều động cán bộ là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định Khoản 2 Điều 26 NĐ 138/2020/NĐ-CP
- Luân chuyển cán bộ thực hiện theo quy định về phân cấp quản lý của Đảng và của pháp luật theo quy định tại Khoản 1 Điều 57 Nghị định 138/2020
- Chủ thể biệt phái cán bộ có thể là cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức hoặc người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập.
Điều kiện thực hiện
- Việc điều động cán bộ thực hiện theo yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch cán bộ, cán bộ được điều động trong hệ thống các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội. (Khoản 1 Điều 26 Luật cán bộ, công chức 2008); Theo yêu cầu nhiệm vụ và phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức. (Khoản 1 Điều 52 Luật cán bộ, công chức 2008)
- Việc luân chuyển cán bộ thực hiện theo yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch cán bộ, cán bộ được điều động trong hệ thống các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội.(Khoản 1 Điều 26 Luật cán bộ, công chức 2008); Theo yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức, công chức lãnh đạo, quản lý được luân chuyển trong hệ thống các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội.(Khoản 1 Điều 52 Luật cán bộ, công chức 2008)
- Việc luân biệt phái cán bộ thực hiện theo yêu cầu nhiệm vụ. (Khoản 1 Điều 53 Luật cán bộ, công chức 2008); Theo yêu cầu nhiệm vụ trong một thời hạn nhất định. (Khoản 1 Điều 53 Luật Viên chức 2010)
Về thời hạn: Chỉ biệt phái cán bộ là có quy định thời hạn biệt phái không quá 03 năm, trừ một số ngành, lĩnh vực do Chính phủ quy định. Còn đối với điều động, luân chuyển cán bộ hiện chưa có quy định cụ thể.
Phân công nhiệm vụ
- Cán bộ, công chức được điều động, luân chuyển phải chịu sự phân công công tác, quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến.
- Công chức được biệt phái thì phải chấp hành phân công công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến biệt phái; Viên chức biệt phái phải chịu sự phân công công tác và quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến.
Trách nhiệm bảo đảm tiền lương và các quyền lợi khác
- Đơn vị sự nghiệp công lập cán bộ được điều động, luân chuyển đến có trách nhiệm bảo đảm tiền lương và các quyền lợi khác của cán bộ được điều động, luân chuyển đến.
- Trong thời gian biệt phái, đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm bảo đảm tiền lương và các quyền lợi khác của viên chức; Công chức được cử biệt phái chịu sự phân công, bố trí, đánh giá, kiểm tra của cơ quan, tổ chức nơi được cử đến biệt phái, nhưng vẫn thuộc biên chế của cơ quan, tổ chức cử đi biệt phái, kể cả công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được biệt phái đến giữ vị trí lãnh đạo, quản lý tương đương.
Ngoài ra, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức biệt phái có trách nhiệm bố trí công việc phù hợp cho cán bộ khi hết thời hạn biệt phái. Hết thời hạn biệt phái, cán bộ viên chức trở về đơn vị cũ công tác. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cử cán bộ, viên chức biệt phái có trách nhiệm tiếp nhận và bố trí việc làm cho viên chức hết thời hạn biệt phái phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, viên chức.
Đối tượng không được biệt phái bao gồm cán bộ, công chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi; Viên chức đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử.
Mong rằng bài viết của chúng tôi đã giúp học viên nắm được những thông tin chính xác về cán bộ, phân biệt được các hình thức điều động, luân chuyển, biệt phái cán bộ. Mọi thắc mắc về các điều kiệ tuyển dụng công chức, viên chức, các lớp chuyên viên quản lý nhà nước.. quý học viên vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.