Giảng viên chính là gì? Tiêu chuẩn, mã ngạch giảng viên hạng II

Câp nhật: 24/06/2023
  • Người đăng: Phong Tuyen Sinh
  • |
  • 673 lượt xem

Chức danh nghề nghiệp giảng viên chính là gì? Tiêu chuẩn giảng viên chính hạng II gồm những gì? Điều kiện thăng hạng giảng viên chính theo quy định mới nhất ra sao? Mời quý học viên theo dõi nội dung bài viết của chúng tôi để nắm được những thông tin mới nhất.

Tiêu chuẩn giảng viên chính

Giảng viên chính là viên chức ngành giáo dục chuyên làm nhiệm vụ giảng dạy ở bậc cao đẳng, đại học và sau đại học. Giảng viên chính là người có trình độ từ thạc sĩ trở lên.

Theo Điều 2. Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT, giảng viên chính là hạng 2, có mã ngạch là V.07.01.02. Giảng viên chính sẽ được bổ nhiệm, xét thăng hạng từ CDNN giảng viên hạng III (mã V.07.01.03) và có thể được thăng lên hạng Giảng viên cao cấp (Mã V.07.01.01).

Tiêu chuẩn giảng viên cao cấp

Nhiệm vụ của giảng viên chính

Giảng viên chính hạng 2 trong các cơ sở GDĐH công lập đảm nhận chức trách, nhiệm vụ như sau:

  • Giảng dạy, hướng dẫn và chấm đồ án, khóa luận tốt nghiệp; Tham gia giảng dạy đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ và hướng dẫn, đánh giá luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ đạt nếu đạt tiêu chuẩn theo quy định;
  • Chủ trì hoặc tham gia xây dựng, phát triển kế hoạch đào tạo; đề xuất tư tưởng chỉ đạo, phương hướng, biện pháp phát triển bộ môn, nghiệp vụ; chủ động đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của người học;
  • Chủ trì hoặc tham gia biên soạn tài liệu bồi dưỡng; chịu trách nhiệm chính hoặc tham gia thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
  • Chủ trì đề tài, đề tài nghiên cứu khoa học và tham gia phản biện; viết và tham gia báo cáo khoa học tại các hội nghị, hội thảo khoa học; tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế nhằm bảo đảm chất lượng giáo dục đại học;
  • Tham gia công tác giáo viên chủ nhiệm lớp, cố vấn học tập; hướng dẫn thảo luận, thực hành, thí nghiệm, thực tập;
  • Tham gia bồi dưỡng giảng viên theo yêu cầu phát triển chuyên môn của khoa hoặc chuyên ngành;
  • Học tập, trau dồi nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy; tham gia hoạt động thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học;
  • Tham gia công tác quản lý, công tác đảng, đoàn thể và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định về tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học công lập và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Nhiệm vụ của giảng viên chính

Tiêu chuẩn giảng viên chính

Để giữ hạng hoặc từ giảng viên hạng III thăng hạng lên giảng viên chính hạng 2, viên chức phải đáp ứng các tiêu chuẩn của CDNN giảng viên chính được quy định tại Điều 3 và Điều 6. Thông tư 40/2020 và được bổ sung, sửa đổi bởi TT 04/2022/TT-BGDĐT. Cụ thể như sau:

Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp

  • Tâm huyết với nghề, giữ gìn phẩm chất, uy tín và danh dự của nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp trong cuộc sống và công việc; có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, nhã nhặn, tôn trọng học sinh; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người học, đồng nghiệp và cộng đồng.
  • Tận tụy, chấp hành nghiêm túc nội quy, quy chế của cơ sở GDĐH công lập và pháp luật của ngành.
  • Công bằng trong dạy học và giáo dục, đánh giá đúng năng lực người học, nghiêm minh tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí.
  • Các đạo đức nghề nghiệp khác do pháp luật quy định.

Tiêu chuẩn trình độ đào tạo & bồi dưỡng

  • Có bằng thạc sỹ trở lên phù hợp với vị trí việc làm, ngành hoặc chuyên ngành viên chức đang giảng dạy;
  • Có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng 2).

Tiêu chuẩn năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

  • Có kiến ​​thức vững chắc về các môn học giảng dạy và kiến ​​thức cơ bản về một số môn học có liên quan thuộc chuyên ngành đào tạo;
  • Nắm chắc và thực hiện có hiệu quả mục tiêu, kế hoạch, nội dung, chương trình các môn học được giao; kịp thời nắm vững yêu cầu thực tế của chuyên ngành đào tạo;
  • Chịu trách nhiệm chính và hoàn thành ít nhất 01 (một) nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở đã nghiệm thu đạt kết quả đạt yêu cầu;
  • Chủ trì hoặc tham gia biên soạn ít nhất 01 (một) tài liệu bồi dưỡng đã được hội đồng khoa học (do thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học thành lập hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt) thẩm định, nghiệm thu và đưa vào đào tạo, bồi dưỡng trình độ đào tạo đại học trở lên, phù hợp với giáo viên, ngành nghề giảng dạy, đào tạo và được cấp mã số ISBN;
  • Công bố ít nhất 03 (ba) bài báo khoa học là công trình khoa học của giảng viên đăng trên tạp chí khoa học có mã số chuẩn quốc tế ISSN;
  • Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng ngoại ngữ khi thực hiện nhiệm vụ của chức danh giảng viên chính hạng 2;
  • Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng từ CDNN giảng viên (hạng III), mã V.07.01.03 lên CDNN giảng viên chính (hạng II), mã V.07.01.02 phải có thời gian giữ CDNN giảng viên (hạng III), mã V.07.01.03 hoặc tương đương tối thiểu đủ 09 năm đối với người có bằng thạc sĩ, đủ 06 năm đối với người có bằng tiến sĩ; trong đó phải có ít nhất 01 năm giữ hạng CDNN giảng viên (hạng III), mã V.07.01.03 tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
Tiêu chuẩn giảng viên chính

Điều kiện thi giảng viên chính

Viên chức giảng dạy trong các cơ sở GDĐH công lập được đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng CDNN giảng viên chính (hạng 2), mã V.07.01.02 khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện giảng viên chính như sau:

  • Cơ sở giáo dục đại học công lập có nhu cầu và được cấp có thẩm quyền cử tham dự kỳ thi/  xét thăng hạng CDNN.
  • Đang giữ CDNN giảng viên (hạng 3), mã V.07.01.03.
  • Được xếp loại chất lượng từ mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trong năm công tác liền kề trước năm dự thi hoặc xét thăng hạng CDNN giảng viên chính (hạng II); có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật viên chức.
  • Có năng lực, trình độ chuyên môn và nghiệp vụ để đảm nhận nhiệm vụ CDNN giảng viên chính (hạng 2), mã V.07.01.02.
  • Đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của CDNN giảng viên chính (hạng II), mã V.07.01.02 quy định tại khoản 2 và 3 Điều 6. TT40/2020.

Trường hợp viên chức đủ điều kiện miễn thi môn ngoại ngữ, tin học theo quy định tại khoản 6, 7 Điều 39. NĐ 115/2020/NĐ-CP thì đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn ngoại ngữ, tin học của CDNN dự thi hoặc xét thăng hạng giảng viên chính (hạng 2), mã V.07.01.02.

  • Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu giữ CDNN giảng viên (hạng 3), mã V.07.01.03 hoặc tương đương theo quy định tại điểm g, khoản 3, Điều 6. TT 40/2020/TT-BGDĐT.

Chứng chỉ bồi dưỡng giảng viên chính học ở đâu?

Theo quy định của Bộ GD&ĐT, giảng viên tại các cơ sở giáo dục đại học công lập không cần tham gia bồi dưỡng CDNN theo hạng. Thay vào đó là chương trình bồi dưỡng CDNN giảng viên Đại học cho 3 hạng CDNN.

Cả nước hiện đang có 49 trường được cấp chứng chỉ chức danh nghề nghiệp theo quy định của Bộ GD&ĐT. Do đó học viên nên tham khảo danh sách các trường để tìm hiểu chi tiết hơn thông tin về học phí, thời gian đào tạo.

Chứng chỉ bồi dưỡng giảng viên chính học ở đâu?

Chương trình bồi dưỡng giảng viên chính

Theo đó, các trường được cấp chứng chỉ CDNN giảng viên sẽ xây dựng chương trình khung được ban hành kèm theo Thông tư 1079/QĐ-BGDĐT.

Với mục tiêu đào tạo nhằm trang bị cho học viên những kiến thức, kỹ năng và phương pháp thực hiện nhiệm vụ của giảng viên trong hoạt động nghề tại các cơ sở GDĐH; Góp phần xây dựng đội ngũ viên chức giảng dạy GDĐH đáp ứng chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở GDĐH trước yêu cầu phát triển GDĐH và khoa học công nghệ.

Khối lượng chương trình bao gồm 11 chuyên đề được chia thành 3 phần, thời gian đào tạo là 240 tiết. Cụ thể như sau:

Nội dung

Số tiết
Lý thuyết Thảo luận, thực hành
Phần I: Kiến thức về chính trị, quản lý nhà nước 20 28
Đường lối, chiến lược, chính sách phát triển giáo dục và GDĐH Việt Nam trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo 8 4
Quản lý nhà nước về viên chức và viên chức giảng dạy đại học 4 8
Quản lý nhà nước về GDĐH và quản trị cơ sở GDĐH 8 8
Ôn tập và kiểm tra phần I 8
Phần II: Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp của giảng viên đại học 76 88
Phát triển đội ngũ giảng viên và phát triển một số kỹ năng cơ bản trong hoạt động nghề nghiệp của giảng viên đại học 12 12
Đào tạo đại học và phát triển chương trình đào tạo đại học 8 12
Hình thức tổ chức, phương pháp dạy học và đánh giá kết quả dạy học trong cơ sở GDĐH 16 16
Chuyển đổi số trong GDĐH và phát triển mô hình giáo dục đại học mở 8 4
Kiểm định chất lượng GDĐH 8 4
Giảng viên đại học với nhiệm vụ NCKH, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế trong giáo dục đào tạo 8 12
Tư vấn, hỗ trợ người học trong hoạt động học tập và phát triển nghề nghiệp 8 12
Xây dựng môi trường văn hóa trong cơ sở GDĐH 8 8
Ôn tập và kiểm tra phần II 8
Phần III: Tìm hiểu thực tế và viết thu hoạch 4 20
Tìm hiểu thực tế 12
Hướng dẫn viết thu hoạch 4
Viết thu hoạch 8
Khai giảng, bế giảng 4
Tổng cộng: 100 140

Tuyển sinh lớp bồi dưỡng giảng viên chính online

Học viên có nhu cầu đăng ký học chứng chỉ giảng viên chính vui lòng tham khảo thông tin tuyển sinh của Trường Quản trị Doanh nghiệp Việt Nam. Trường hiện đang là một trong những đơn vị bồi dưỡng CDNN uy tín qua hình thức học trực tuyến.

Học viên sẽ được tương tác với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm để đảm bảo đạt chuẩn về kiến thức, tiếp thu được những kỹ năng cần thiết theo yêu cầu. Dưới đây là thông tin tuyển sinh của chúng tôi:

Trường Quản trị Doanh nghiệp Việt Nam

Tuyển sinh lớp chứng chỉ bồi dưỡng giảng viên chính

1.Đối tượng:  Viên chức giảng dạy hiện đang công tác tại các cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) công lập, có khả năng đảm nhận hoặc đang làm việc ở vị trí công tác phù hợp với chức trách và nhiệm vụ của chức danh nghề nghiệp Giảng viên chính (hạng II), có một trong các điều kiện sau:

  • Đang giữ chức danh nghề nghiệp Giảng viên chính (hạng II) nhưng chưa có Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Giảng viên.
  • Đang giữ chức danh nghề nghiệp Giảng viên (hạng III) hoặc tương đương từ đủ 5 năm trở lên.

2.Thời gian khai giảng: Mở lớp liên tục hàng tháng, tùy thuộc vào số lượng học viên đăng ký

3.Thời gian học:

  • Đối với các ngày trong tuần sẽ học ngoài giờ hành chính.
  • Đối với ngày cuối tuần sẽ học cả ngày (Từ sáng – chiều)

4.Hình thức học: Học tại nhà và tương tác với giảng viên qua phần mềm Zoom, GG meet.

5.Hồ sơ đăng ký 

  • Phiếu  đăng ký học (theo mẫu của Trường), có xác nhận của cơ quan đang công tác hoặc địa phương nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.
  • Bản sao bằng tốt nghiệp Đại học trở lên
  • Chứng minh thư photo công chứng hoặc bản sao giấy khai sinh
  • 3 ảnh 3×4

Mong rằng những thông tin trên đã giúp học viên nắm được những quy định mới nhất về CDNN giảng viên chính. Học viên có nhu cầu đăng ký các khóa CDNN vui lòng liên hệ để được hỗ trợ:

Trường Quản Trị Doanh Nghiệp Việt Nam

  • Địa chỉ: Số 20A, Ngõ 9 Nguyễn Khang, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
  • Hotline: 0246.6609.628, 0961.189.663 (Cô Thúy), 0964.488.720 (Cô Mến), 0981.871.011 (Cô Nhung)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *